Chào các bạn!
Chủ đề này có vẻ sôi động quá nhỉ
#0072bc;">
Bạn trích dẫn Điều 129 BLDS. Vậy bạn cho rằng HĐ giữa bà M và ông C vô hiệu vì nó là HĐ giả tạo nhằm che dấu một HĐ khác? Hay nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba?
HĐ giữa bà M và ông C không hề bị vô hiệu vì những lý do trên.
Bà M, ông C xác lập, thực hiện HĐ thể hiện đúng ý chí đích thực của hai bên. Bà M có nhu cầu sử dụng nhà để ở hoặc vào mục đích khác nên đã mua. Còn ông C có thể lập luận ông bán nhà để thực hiện mục đích lấy tiền trả nợ cho A và B, hoặc có thêm cả mục đích khác. Khoản nợ của ông C đối với A và B có thể xuất phát từ một HĐ vay tài sản, mua bán tài sản…
Tranh chấp giữa A, B với ông C là tranh chấp về nghĩa vụ trả nợ mà không liên quan gì đến hai căn nhà cả (nội dung topic không hề đề cập đến việc ông C có thế chấp 2 căn nhà cho A và B hay không). Khoản nợ này ông C phải có nghĩa vụ thanh toán và ông có quyền dùng bất cứ nguồn thu nhập hợp pháp nào của mình để trả nợ.
- Việc ông C bán nhà thuộc quyền sở hữu của mình cho bà M có hợp pháp không? Thừa hợp pháp.
- Ông C bán nhà cho bà M có lấy tiền không? Có chứ, thể hiện bằng các giấy tờ do bà M cung cấp.
- Với số tiền đó, ông C có khả năng trả nợ cho A và B Không? Thừa đủ.
- Ông C có dùng tiền đó để trả nợ cho A và B không? Không cần biết.
- Hợp đồng giữa ông C và bà M có phải là giả tạo không? Thật 100% dấy chứ.
- Hợp đồng giữa ông C và bà M có che giấu được HĐ giữa ông C và A, B không? Làm sao che dấu được khi HĐ giữa C với A, B có thực và đã xuất hiện từ trước khi có HĐ giữa C và M.
Vậy làm sao có thể căn cứ Điều 129 BLDS để tuyên bố HĐ giữa M và C vô hiệu. Vì đó không phải là HĐ giả tạo nhằm che dấu HĐ khác.
Chỉ trong trường hợp C tặng cho M hai căn nhà để trốn tránh nghĩa vụ với A và B, nhưng thực tế là mua bán thì lúc đó HĐ tặng cho mới được coi là giả tạo. Và HĐ bị che giấu là HĐ mua bán chứ không phải là HĐ giữa C với A, B. Người thứ 3 (A và B) lúc này mới xuất hiện.
Mặt khác, về tố tụng dân sự, Toà án cũng không thể tuyên bố HĐ giữa M và C vô hiệu trong quá trình giải quyết vụ án này vì nó liên quan đến phạm vi khởi kiện.
Về yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời "Phong toả nhà":
Biện pháp này chỉ được thực hiện đối với tài sản của người có nghĩa vụ. Do không thể tuyên bố HĐ giữa M và C vô hiệu nên 2 căn nhà là tài sản của bà M. Còn nghĩa vụ đối với A và B thuộc về ông C. Vậy nên Toà án không thể phong toả tài sản của bà M để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của ông C được.
Và kể cả khi A và B yêu cầu áp dụng biện pháp khác như Kê biên tài sản (Đ 108), Cấm chuyển dịch tài sản (Đ 109) hay Cấm thay đổi hiện trạng tài sản (Đ 110) thì cũng không thể áp dụng. Vì hai căn nhà không phải là tài sản tranh chấp.
Cập nhật bởi LawSoft08 ngày 30/09/2010 09:36:59 AM
Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 27/09/2010 01:17:52 PM
Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!