Trường hợp của bạn, khi bạn có trong tay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là bạn đã được Nhà nước xác nhận về quyền sử dụng mảnh đất đó một cách hợp pháp. Đây là căn cứ để chủ sử dụng đất thực hiện các quyền của mình trên đất. nếu bạn đã có sổ đỏ thì có toàn quyền sử dụng mảnh đất của mình. Vì vậy, sổ đỏ được cấp sai đối với người hàng xóm sẽ gây ra những hậu quả rất nguy hiểm.
Về vấn đề chính là cách giải quyết khi bị hàng xóm lấn chiếm, khi phát hiện ra hành vi lấn chiếm đất hay thậm chí là phần đất lấn chiếm đã được xác nhập vào phần đất của hàng xóm trên sổ đỏ của hộ đó. Bạn có 2 cách để đòi lại quyền sử dụng đất đối với phần đất bị lấn chiếm đó là: khiếu nại hoặc khởi kiện đối với việc đã cấp cuốn sổ đỏ đó.
Khiếu nại: Bạn có thể gửi đơn khiếu nại lên UBND cấp Quận/Huyện nơi đã cấp cuốn sổ đỏ đó.
Hòa giải và Khởi kiện: để có thể đòi lại được phần đất đã bị hàng xóm lấn chiếm trước hết, bạn có thể thương lượng, tự hòa giải với hàng xóm để giải quyết vụ việc. Trường hợp không thể thương lượng, tự hòa giải hoặc thương lượng, tự hòa giải không thành thì bạn có quyền gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai.
Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai (theo Điều 202 Luật Đất đai năm 2013).
Nếu hòa giải tại UBND cấp xã không thành, theo khoản 1 Điều 203 Luật Đất đai năm 2013, bạn được quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân huyện Việt Yên để giải quyết theo pháp luật.
Tranh chấp giữa các bên khi đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì bạn nộp đơn khởi kiện ra Tòa. Bạn cần lưu ý chuẩn bị hồ sơ để chứng minh cho mảnh đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của mình. Hồ sơ khởi kiện bao gồm: Đơn khởi kiện; Các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất của bạn đối với phần đất bị lấn chiếm và được cấp sổ đỏ sai phép; Các giấy tờ chứng minh việc bên kia đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với phần đất lấn chiếm. Việc Biên bản hòa giải bị mất thì bạn có thể thực hiện thủ tục xin trích sao Biên bản đó tại UBND xã nơi đã từng tổ chức hòa giải hoặc có thể đề nghị tổ chức lại phiên hòa giải lần nữa.
Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự, người kiện đòi tài sản phải đưa ra chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đòi tài sản của mình là có căn cứ và hợp pháp. Do vậy,
Việc gia đình hàng xóm có phải trả lại đất hay không phụ thuộc vào những căn cứ mà bạn đưa ra có đủ cơ sở chứng minh là chủ sở hữu, chủ sử dụng hợp pháp tài sản mà họ đang kiện đòi hay không và yêu cầu kiện đòi của họ có phù hợp với quy định của pháp luật về kiện đòi tài sản hay không. Nếu các tài liệu, chứng cứ mà nguyên đơn xuất trình không đủ giá trị chứng minh thì yêu cầu đó cũng không được tòa án chấp nhận. Biên bản hòa giải thành trước đây cũng là một trong các chứng cứ quan trọng.
Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377
Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.