Luật môi trường bao gồm các hiệp ước, quy ước, quy chế, quy định, và phổ biến pháp luật cho hoạt động để điều chỉnh sự tương tác của con người và môi trường tự nhiên, với mục đích giảm thiểu các tác động của hoạt động của con người đối với môi trường tự nhiên.
Mục tiêu của môn học là giúp trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về môi trường, khoa học môi trường, những quan điểm, học thuyết về môi trường nói chung và pháp luật về môi trường nói riêng; Giúp sinh viên hiểu đúng những quy định của pháp luật về môi trường trên cơ sở nắm bắt được mối quan hệ giữa pháp luật về môi trường với các lĩnh vực pháp luật khác, giữa luật quồc gia và luật quốc tế về môi trường; Giúp sinh viên hình thành kĩ năng tìm kiếm, đọc hiểu những văn bản quy phạm pháp luật về môi trường và những tài liệu có liên quan; phân tích, đánh giá, bình luận và vận dụng các quy định của pháp luật về môi trường.
Để học tốt được môn luật môi trường, bắt buộc các bạn phải có các tài liệu sau đây:
- Giáo trình môn luật môi trường – trường đại học luật Hà Nội.
- Luật bảo vệ môi trường 2014
- Nghị định 18/2015/NĐ-CP quy định về quy hoặc bảo vệ môi trường, đánh giá chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Nghị định 19/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điêu của Luật bảo vệ môi trường.
- Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Đây là những văn bản quy phạm pháp luật cơ bản để các bạn sử dụng khi học môn luật môi trường.
Bên cạnh đó thôn qua bài viết này mình có tổng hợp một số câu hỏi nhận định đúng sai về luật môi trường để mọi người tham khảo:
1. Phân biệt khái niệm môi trường theo nghĩa rộng và theo Luật Bảo vệ môi trường. Ý nghĩa của việc xác định phạm vi điều chỉnh của Luật từ cách tiếp cận này.
2. Chứng minh biện pháp pháp lí là biện pháp bảo đảm thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khác.
3. Phân tích nguyên tắc phát triển bền vững và cho ý kiến bình luận về sự thể hiện của nguyên tắc này trong các quy định của pháp luật Việt Nam
4. Phân tích yêu cầu của nguyên tắc môi trường là thể thống nhất và bình luận về sự thể hiện cùa nó trong phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về môi trường ở Việt Nam
5. Phân tích các hình thức thực hiện nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền” trong pháp luật môi trường Việt Nam
6. Phân biệt các hình thức thực hiện nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền” với phạt vi phạm hành chính về môi trường.
7. Bình luận việc áp dụng nguyên tắc phòng ngừa trong các quy định pháp luật môi trường Việt Nam và các nước.
8. Thực thi các quy định đảm bảo quyền con người được sống trong một môi trường trong lành.
9. Phân biệt tiêu chuẩn môi trường với quy chuẩn kĩ thuật môi trường.
10. Thẩm quyền xây dựng, cô bố và áp dụng tiêu chuẩn môi trường, quy chuẩn kĩ thuật môi trường.