Sau vụ em bé gái bị dì ghẻ bạo hành dẫn đến tử vong thì một lần nữa vấn đề trẻ em bị hành hạ ngay trong chính ngôi nhà của mình trở nên nóng hơn bao giờ hết.
Theo đó trước hết thế nào là bạo hành trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em.
Có thể dưới hình thức bằng tinh thần hoặc thể chất hoặc cả hai. Dù là trên phương diện nào cũng để lại hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý của các em.
Tùy theo mức độ tính chất vụ việc mà đối với hành hành vi bạo hành trẻ em không gây ra các thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, tuy nhiên hành vi bạo hành nếu gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định Bộ luật Hình sự năm 2015 (Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017) bao gồm các tội sau: (Điều 134) Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (mức phạt tù cao nhất là 03 năm tù); (Điều 128) Tội vô ý làm chết người; (Điều 123) Tội giết người (mức phạt tù cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình) ; (Điều 140) Tội hạnh hạ người khác.
Điều 12 Luật trẻ em năm 2016 quy định về quyền trẻ em:
"Trẻ em có quyền được bảo vệ tính mạng, được bảo đảm tốt nhất các điều kiện sống và phát triển."
Tóm lại có thể nói trẻ em là những chủ nhân tương lai của đất nước nên rất cần được bảo vệ không chỉ ngoài xã hội mà trong chính ngôi nhà của mình. Luật trẻ em cần được phổ biến lan rộng hơn trong cuộc sống để tránh những trường hợp đau lòng xảy ra rồi mới thấy hối tiếc.