TIÊU HỦY CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP THÔNG THƯỜNG

Chủ đề   RSS   
  • #611705 18/05/2024

    TIÊU HỦY CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP THÔNG THƯỜNG

    I. Xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường

    1. Xử lý chất thải

    Xử lý chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật (khác với sơ chế) để làm giảm, loại bỏ, cô lập, cách ly, thiêu đốt, tiêu hủy, chôn lấp chất thải và các yếu tố có hại trong chất thải.

    Như vậy, Tiêu hủy chất thải và các yếu tố có hại trong chất thải, là thực hiện việc xử lý chất thải, sử dụng các giải pháp công nghệ kỹ thuật (khác với sơ chế).

    Sơ chế chất thải là việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật cơ - lý đơn thuần nhằm thay đổi tính chất vật lý như kích thước, độ ẩm, nhiệt độ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân loại, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, xử lý nhằm phối trộn hoặc tách riêng các thành phần của chất thải cho phù hợp với các quy trình quản lý khác nhau.” (Khoản 6 Điều 3 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)

    2. Tự xử lý chất thải

    Tự xử lý chất thải là hoạt động xử lý chất thải do chủ nguồn thải thực hiện trong khuôn viên cơ sở phát sinh chất thải bằng các hạng mục, dây chuyền sản xuất hoặc công trình bảo vệ môi trường đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.

    II. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, cơ quan, tổ chức có phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường

    1. Tự xử lý, đồng xử lý

    Tổ chức, cá nhân, phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý, được tự xử lý, đồng xử lý khi đáp ứng các yêu cầu sau đây:

    + Thực hiện bằng công nghệ, công trình bảo vệ môi trường, thiết bị sản xuất sẵn có trong khuôn viên cơ sở phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường và phải bảo đảm đạt yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định.

    + Phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường.

    + Không đầu tư mới lò đốt và bãi chôn lấp để xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường, trừ trường hợp phù hợp với nội dung quản lý chất thải rắn trong các quy hoạch có liên quan.

    2. Chuyển giao cho các đối tượng sau đây:

    + Cơ sở sản xuất có chức năng đồng xử lý chất thải phù hợp.

    + Cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường có chức năng phù hợp.

    + Cơ sở vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường đã có hợp đồng chuyển giao với 02 đối tượng trên.

    III. Cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường

    - Cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường phải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020.

    - Chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường có trách nhiệm:

    + Bảo đảm các hệ thống, phương tiện, thiết bị, lưu giữ, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường bao gồm sơ chế, tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, xử lý và thu hồi năng lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý theo quy định.

    + Trường hợp có phát sinh chất thải nguy hại từ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường thì phải thực hiện trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo quy định.

    + Báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình phát sinh, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

    + Sử dụng biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý đối với mỗi lần nhận chuyển giao; lập nhật ký vận hành các hệ thống, phương tiện, thiết bị xử lý bao gồm sơ chế, tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường; sổ theo dõi số lượng các sản phẩm tái chế hoặc thu hồi từ chất thải rắn công nghiệp thông thường (nếu có).

    Tham khảo: Luật Bảo vệ môi trường; Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

     
    259 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận