Thủ tục xử lý hành vi vi phạm hành chính đã hết thời hiệu xử phạt

Chủ đề   RSS   
  • #611792 21/05/2024

    Thủ tục xử lý hành vi vi phạm hành chính đã hết thời hiệu xử phạt

    Qua thanh tra giải quyết đơn của công dân, ngày 01/01/2010, Thanh tra huyện A kết luận công dân Nguyễn Văn B cố hành vi lấn chiếm đất công tại tổ 1 thị trấn C, do huyện A quản lý và giao cho UBND thị trấn C, huyện A xử phạt vi phạm hành chính đối với B. Tuy nhiên do thiếu trách nhiệm nên cán bộ tư pháp thị trấn B không lập biên bản vi phạm hành chính và lập hồ sơ xử phạt đối với B và cũng do vậy B vẫn lấn chiếm đất công. Đến năm 2013, qua rà soát đơn thư phát hiện UBND thị trấn C chưa xử phạt vi phạm hành chính đối với B. Lúc này thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đã hết. vậy trong trường hợp này, xử lý B như thế nào đã cưỡng chế, buộc B phải trả lại đất công theo đúng luật

     
    246 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #612098   29/05/2024

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2031)
    Số điểm: 14871
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 322 lần


    Thủ tục xử lý hành vi vi phạm hành chính đã hết thời hiệu xử phạt

    Tại Điểm a Khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020:

    "Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
    ...
    4. Sửa đổi, bổ sung một số điểm của khoản 1 ... Điều 6 như sau:

    a) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 như sau:

    “a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:

    Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.

    Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế
    ;”

    Tại Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012:

    "Điều 6. Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính

    ...

    1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:

    ...

    b) Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được quy định như sau:

    Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.

    Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;"

    Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với đất đai là 02 năm. Theo quy định trên đối với hành vi lấn chiếm đất hiện vẫn đang thực hiện thì thời hiệu sẽ tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm. Thời điểm xác định hành vi vi phạm là năm 2010 tính đến thời điểm năm 2013 thì không có cơ sở để ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nữa vì đã hết thời hiệu xử phạt vi phạm.

    Theo quy định hiện nay về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính tại Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai:

    "Điều 4. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính

    1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là 02 năm.

    2. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:

    a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc quy định tại khoản 3 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;

    b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện quy định tại khoản 4 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;

    ..."

    Tại Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 có nêu:

    "Điều 65. Những trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính

    1. Không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong những trường hợp sau đây:

    ...

    c) Hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 6 hoặc hết thời hạn ra quyết định xử phạt quy định tại khoản 3 Điều 63 hoặc khoản 1 Điều 66 của Luật này."

    Như vậy, trong trường hợp đã hết hiệu hiệu xử phạt vi phạm hành chính thì sẽ không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

    Tại Khoản 33 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020:

    "Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
    ...
    33. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 65 như sau:

    “2. Đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này, người có thẩm quyền không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng vẫn phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính nếu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thuộc loại cấm tàng trữ, cấm lưu hành hoặc tang vật, phương tiện mà pháp luật có quy định hình thức xử phạt tịch thu và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với hành vi vi phạm hành chính.
    Quyết định phải ghi rõ lý do không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính; tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu; biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng, trách nhiệm và thời hạn thực hiện.

    Việc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản này không bị coi là đã bị xử phạt vi phạm hành chính.”.
    "

    Như vậy, trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm nhưng vẫn phải ra quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với hành vi vi phạm hành chính (tùy lấn chiếm đất nào để xác định biện pháp khắc phục khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với các hành vi vi phạm hay buộc trả lại đất đã lấn, chiếm). Quyết định phải ghi rõ lý do không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính; biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng, trách nhiệm và thời hạn thực hiện. 

     
    Báo quản trị |