Thủ tục miễn nhiệm và thu hồi thẻ giám định viên tư pháp xây dựng ở địa phương

Chủ đề   RSS   
  • #603884 08/07/2023

    thuytrangak
    Top 75
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (940)
    Số điểm: 7910
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 175 lần


    Thủ tục miễn nhiệm và thu hồi thẻ giám định viên tư pháp xây dựng ở địa phương

    Ngày 3/7/2023,  Bộ trưởng Bộ xây dựng đã ban hành Quyết định 694/QĐ-BXD năm 2023 công bố thủ tục hành chính mới; được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế; bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ trong lĩnh vực giám định tư pháp xây dựng thuộc phạm vi chức năng quản lý Nhà nước của Bộ Xây dựng.

     Cụ thể, quy định chi tiết thủ tục miễn nhiệm và thu hồi thẻ giám định viên tư pháp xây dựng ở địa phương như sau:

    1. Các trường hợp miễn nhiệm giám định viên tư pháp

    Theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Luật Giám định tư pháp được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Luật số 56/2020/QH14, giám định viên tư pháp bị miễn nhiệm khi:

    - Không còn đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật Giám định tư pháp;

    - Thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật Giám định tư pháp;

    - Bị xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính do cố ý vi phạm quy định của pháp luật về giám định tư pháp;

    - Thực hiện một trong các hành vi quy định tại Điều 6 của Luật Giám định tư pháp;

    - Có quyết định nghỉ hưu hoặc quyết định thôi việc, trừ trường hợp có văn bản thể hiện nguyện vọng tiếp tục tham gia hoạt động giám định tư pháp và cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp có nhu cầu sử dụng phù hợp với quy định của pháp luật;

    - Chuyển đổi vị trí công tác hoặc chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác mà không còn điều kiện phù hợp để tiếp tục thực hiện giám định tư pháp;

    - Theo đề nghị của giám định viên tư pháp. Trường hợp giám định viên tư pháp là công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng thì phải được sự chấp thuận của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp;

    - Giám định viên tư pháp được bổ nhiệm để thành lập Văn phòng giám định tư pháp nhưng sau thời hạn 01 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm không thành lập Văn phòng hoặc sau thời hạn 01 năm, kể từ ngày có quyết định cho phép thành lập Văn phòng mà không đăng ký hoạt động.

    2. Trình tự, thủ tục thực hiện miễn nhiệm và thu hồi thẻ giám định viên tư pháp xây dựng ở địa phương

    Trình tự thực hiện:

    - Cơ quan, tổ chức quản lý giám định viên tư pháp lập hồ sơ miễn nhiệm và thu hồi thẻ giám định viên tư pháp xây dựng gửi Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

    - Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với Sở Tư pháp tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị miễn nhiệm và thu hồi thẻ giám định viên tư pháp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định;

    - Trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định miễn nhiệm và thu hồi thẻ giám định viên tư pháp xây dựng;

    Cách thức thực hiện:

    Nộp trực tiếp, gửi qua dịch vụ bưu chính.

    Thành phần hồ sơ:

    - Văn bản đề nghị miễn nhiệm giám định viên tư pháp của cơ quan, tổ chức quản lý giám định viên tư pháp hoặc đơn xin miễn nhiệm của giám định viên tư pháp (theo mẫu số 01);

    - Văn bản, giấy tờ chứng minh giám định viên tư pháp thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Giám định tư pháp được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Luật số 56/2020/QH14, cụ thể như sau:

    + Không còn đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật Giám định tư pháp;

    + Thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật Giám định tư pháp;

    + Bị xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính do cố ý vi phạm quy định của pháp luật về giám định tư pháp;

    + Thực hiện một trong các hành vi quy định tại Điều 6 của Luật Giám định tư pháp;

    + Có quyết định nghỉ hưu hoặc quyết định thôi việc, trừ trường hợp có văn bản thể hiện nguyện vọng tiếp tục tham gia hoạt động giám định tư pháp và cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp có nhu cầu sử dụng phù hợp với quy định của pháp luật;

    + Chuyển đổi vị trí công tác hoặc chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác mà không còn điều kiện phù hợp để tiếp tục thực hiện giám định tư pháp;

    + Theo đề nghị của giám định viên tư pháp. Trường hợp giám định viên tư pháp là công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng thì phải được sự chấp thuận của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp;

    + Giám định viên tư pháp được bổ nhiệm để thành lập Văn phòng giám định tư pháp nhưng sau thời hạn 01 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm không thành lập Văn phòng hoặc sau thời hạn 01 năm, kể từ ngày có quyết định cho phép thành lập Văn phòng mà không đăng ký hoạt động.

    Số lượng hồ sơ: 01 bộ

    Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

    (Mục II Phần II Danh mục thủ tục hành chính ban hành kèm theo Điều 1 Quyết định 694/QĐ-BXD).

    Ngoài ra, Quyết định ban hành mới thủ tục miễn nhiệm và thu hồi thẻ giám định viên tư pháp xây dựng tại các cơ quan ở trung ương thuộc quản lý của Bộ Xây dựng. Và sửa đổi, hủy bỏ một số thủ tục trong lĩnh vực giám định tư pháp xây dựng thuộc phạm vi chức năng quản lý Nhà nước của Bộ Xây dựng.

     
    240 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận