Thù lao của Người quản lí di sản được quy định thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #502837 22/09/2018

    tangoctram1101ulaw
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2015
    Tổng số bài viết (134)
    Số điểm: 2194
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 83 lần


    Thù lao của Người quản lí di sản được quy định thế nào?

    Đối với quá trình thừa kế di sản, công việc quản lý di sản rất là quan trọng và không thể thiếu. Người quản lý di sản sẽ là người được chỉ định trong di chúc hoặc là do những người thừa kế tự thỏa thuận ra.

    Người quản lý di sản là người sẽ thực hiện các hoạt động trong việc bảo quản, bảo tồn, sử dụng tài sản, thanh toán các khoản nợ liên quan đến di sản và các hoạt động khác nhằm bảo toàn sự vẹn của khối di sản.

    Vì vậy, từ Pháp lệnh thừa kế năm 1990 đến Bộ luật dân sự (BLDS) 1995, BLDS 2005, BLDS 2015 đều tồn tại quy định về người quản lý di sản cũng như quyền, nghĩa vụ của người này. Có 2 khái niệm liên quan là : Thù lao quản lý di sản và Chi phí quản lý di sản. Tại BLDS 2015, có những điểm mới cần lưu ý như sau:

    Thứ nhất, người quản lý di sản được bổ sung thêm quyền “ được thanh toán chi phí bảo quản di sản” của những người quản lý di sản được quy định tại điểm c khoản 1 và khoản 2 Điều 618 Bộ luật dân sự 2015, theo đó, người quản lý di sản được thanh toán cho phí bảo quản di sản.

    Ngoài ra, theo quy định thứ tự thanh toán phân chia di sản thì một trong những chi phí liên quan đến di sản thừa kế cần được thanh toán đó là “Chi phí cho việc bảo quản di sản” tại khoản 3 Điều 628, điều này cho thấy bộ luật dân sự 2015 đã chuyển chi phí bảo quản di sản lên vị trí ưu tiên thanh toán thứ 3 (thay vì thứ 9 theo quy định tại Điều 693 Bộ luật dân sự 2005)

    Thứ hai, đối với những người quản lý di sản theo quy định tại khoản 2 Điều 616 Bộ luật dân sự 2015, tức những người đang tạm thời quản lý, sử dụng tài sản là di sản thừa kế do di chúc không cử người quản lý di sản và những người thừa kế chưa thỏa thuận cử người quản lý di sản, thì những chủ thể này có quyền được tiếp tục sử dụng khối di sản này nếu có căn cứ là hợp đồng giao kết với người để lại di sản thừa kế khi người này còn sống và hợp đồng này vẫn còn hiệu lực hoặc thông qua sự đồng ý của những người thừa kế. Trong trường hợp có thỏa thuận với những người thừa kế di sản của người chết để lại thì người quản lý di sản có quyền được hưởng thù lao cho việc quản lý khối tài sản này của mình.

               

    Bên cạnh đó, Bộ luật dân sự năm 2015 còn bổ sung thêm một điểm mới, người quản lý di sản được hưởng một khoảng thù lao hợp lý, tại khoản 3 Điều 618 đó là:

    Trường hợp không đạt được thỏa thuận với những người thừa kế về mức thù lao thì người quản lý di sản được hưởng một khoản thù lao hợp lý

    --> Quy định này đã ghi nhận quyền được hưởng thù lao của người quản lý di sản khi họ có quyền được hưởng chi phí bảo quản di sản thì việc bảo quản khối di sản này sẽ được thực hiện đầy đủ, chính xác và có trách nhiệm hơn, tránh làm giảm sút, hao mòn khối di sản thừa kế mà người chết để lại. Trường hợp các bên không thỏa thuận được về chi phí bảo quản di sản này thì một trong hai bên có quyền khởi kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho mình, Tòa án sẽ căn cứ từng trường hợp cụ thể để quyết định mức thù lao hợp lý.

     
    4587 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận