Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm việc tại các công trình dầu khí trên biển

Chủ đề   RSS   
  • #529592 30/09/2019

    thusa121
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/08/2019
    Tổng số bài viết (194)
    Số điểm: 1198
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 79 lần


    Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm việc tại các công trình dầu khí trên biển

    Công trình dầu khí trên biển bao gồm các phương tiện nổi, tổ hợp các thiết bị, các kết cấu công trình được xây dựng trang bị và lắp đặt cố định, tạm thời trên biển để phục vụ các hoạt động dầu khí. Người lao động làm việc tại đây có thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi như sau:

    Thời giờ làm việc

     

    Thời giờ làm việc

    Làm thêm giờ

    Người lao động làm việc thường xuyên

    - Ca làm việc tối đa 12 giờ.

    - Phiên làm việc tối đa 28 ngày.

    - Ngoài ca làm việc và phiên làm việc.

    - Tổng số giờ làm việc và giờ làm thêm không quá 14 giờ/ngày.

    - Số giờ làm thêm không vượt quá 50 giờ/phiên làm việc và không vượt quá 300 giờ/năm.

    - Trong trường hợp đặc biệt tại khoản 1, Điều 7 Thông tư 24 /2015/TT-BCT có thể làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị tính vào giới hạn số giờ làm thêm trong ngày và số ngày làm việc trong phiên.

    Người lao động làm việc không  thường xuyên

    - Ca làm việc tối đa 12 giờ.

    - Phiên làm việc tối đa 45 ngày.

    - Tổng số giờ làm việc bình thường trong năm không được vượt quá thời giờ làm việc tiêu chuẩn.

    Thời giờ làm việc tiêu chuẩn:

     

    GLVN=

    (SNN – SNHN) x 12h

    2

    - Trong đó:

    + SGLVN: Số giờ làm việc chuẩn trong năm.

    + SNN: Số ngày trong năm.

    + SNHN: Số ngày nghỉ hàng năm của người lao động theo quy định của Bộ luật lao động.

    + Trường hợp người lao động chưa làm đủ 12 tháng trong năm, số ngày trong năm và số ngày nghỉ hàng năm được tính tỷ lệ theo thời gian làm việc từ thời điểm người lao động bắt đầu làm việc cho người sử dụng lao động trong năm đấy.

     

    - Ngoài ca làm việc hoặc ngoài phiên làm việc.

    - Vượt quá số giờ làm việc tiêu chuẩn trong năm.

    Trong đó:

    Phiên làm việc là khoảng thời gian làm việc của người lao động được tính liên tục từ khi có mặt đến khi rời khỏi công trình dầu khí trên biển nhưng không bao gồm thời gian đi đường.

    Ca làm việc là khoảng thời gian làm việc của người lao động từ khi bắt đầu nhận nhiệm vụ cho đến khi bàn giao nhiệm vụ cho người khác, bao gồm: thời giờ làm việc và thời gian nghỉ giữa giờ.

    Ví dụ về thời giờ làm việc tiêu chuẩn:

    - Trường hợp anh A làm việc cho Công ty Dầu khí X liên tục từ năm 1999 đến 2015.

    Số ngày nghỉ hàng năm tăng thêm tương ứng với 16 năm làm việc là 3 ngày.

    Số ngày nghỉ hàng năm của anh A trong năm 2015 là: SNHN = 12 + 3 = 15 ngày

    Tổng số ngày trong năm 2015: SNN = 365 ngày

    Vậy số giờ làm việc chuẩn trong năm 2015 của anh A sẽ là:

    SGLVN =

    (365 – 15) x 12h

    = 2100 giờ

    2

    - Trường hợp anh A làm việc từ ngày 01/4/2015.

    Số ngày nghỉ hàng năm là: SNHN = 12 x 9/12 = 9 ngày

    Tổng số ngày còn lại trong năm 2015 là: SNN = 275 ngày

    Vậy số giờ làm việc chuẩn trong năm 2015 của anh A sẽ là:

    SGLVN =

    (275 – 9) x 12h

    = 1596 giờ

    2

    Thời giờ nghỉ ngơi

    - Sau mỗi ca làm việc được bố trí nghỉ liên tục tối thiểu 10 giờ trước khi bắt đầu ca làm việc mới.

    - Nghỉ giải lao giữa ca tối thiểu 60 phút làm việc và được tính vào thời giờ làm việc.

    - Sau mỗi phiên làm việc, người lao động làm việc thường xuyên được bố trí nghỉ liên tục với số ngày bằng với số ngày làm việc trong phiên làm việc trước đó.

    - Người lao động làm việc không thường xuyên được bố trí nghỉ phù hợp với tình hình công việc, nhưng không được thấp hơn 5 ngày liên tục.

    Nghỉ hàng năm; Nghỉ Lễ, Tết; Nghỉ việc riêng; Nghỉ không hưởng lương

    - Người lao động được nghỉ hằng năm; được bố trí nghỉ Lễ, Tết; nghỉ việc riêng và nghỉ không hưởng lương phù hợp với quy định pháp luật về lao động. Có thể tham khảo tại công việc “Chế độ ngày nghỉ hàng năm của người lao động”, “Các chế độ ngày nghỉ cho người lao động”.

    - Trường hợp không thể bố trí nghỉ hàng năm cho người lao động, người sử dụng lao động thỏa thuận với người lao động về việc nghỉ hàng năm vào thời gian nghỉ giữa các phiên.

    - Trường hợp ngày nghỉ Lễ, Tết trùng với phiên làm việc, người lao động được thanh toán tiền lương làm thêm giờ phù hợp với quy định của pháp luật.

    Căn cứ pháp lý:

    Thông tư 24 /2015/TT-BCT

     

     
    1044 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thusa121 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (01/10/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận