Theo quy định tại Khoản 6 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
"Điều 42. Quản lý đối tượng
6. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.
...
6.1. Trường hợp HĐLĐ hết thời hạn trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đến khi HĐLĐ hết thời hạn được tính là thời gian đóng BHXH, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản sau khi HĐLĐ hết thời hạn không được tính là thời gian đóng BHXH.
6.2. Thời gian hưởng chế độ thai sản của người lao động chấm dứt HĐLĐ, HĐLV hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi không được tính là thời gian đóng BHXH."
Mình thấy trường hợp của chị đó là nghỉ việc trước khi nghỉ hưởng chế độ thai sản nên hưởng chế độ thai sản này không tính là thời gian đóng BHXH. Thời gian tháng 7 chị xét đặc cách vào ngành nhưng phải xem xét là thời gian này đã ký hợp đồng làm việc hay chưa, nếu đã ký rồi thì thời gian này sẽ xét là thời gian tham gia bảo hiểm xã hội.
Một số thông tin bạn tham khảo!
Cập nhật bởi thuychichu ngày 22/08/2019 07:11:44 CH