Thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực khoáng sản

Chủ đề   RSS   
  • #579621 25/01/2022

    Thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực khoáng sản

    Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản với hành vi khai thác khoáng sản (vàng) mà không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền được quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 47 Nghị định 36/2020/NĐ-CP thì thẩm quyền xử phạt là uỷ ban cấp huyện hay là của giám đốc công an cấp tỉnh?

    Theo quy định điểm a khoản 3 Điều 47 Nghị định 36/2020/NĐ-CP

    "Điều 47. Vi phạm về khai thác khoáng sản (trừ cát, sỏi lòng sông, suối, hồ) mà không có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

    ....

    3. Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản là vàng, bạc, platin, đá quý, khoáng sản độc hại, cụ thể như sau:

    a) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp khai thác có khối lượng khoáng sản nguyên khai dưới 100 tấn;"

    Theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định 04/2022/NĐ-CP (sửa đổi khoản 1 Điều 5 Nghị định 36/2020/NĐ-CP) thì "1. Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân....Mức phạt tiền đối với tổ chức (kể cả chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền của doanh nghiệp) gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân."

    Đồng thời, tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 36 cũng quy định: "2. Thẩm quyền phạt tiền của những người được quy định tại các Điều 63, 64, 65, 66, 67 và Điều 68 Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền mức tối đa áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; đối với tổ chức, thẩm quyền phạt tiền mức tối đa gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân."

    >> Như vậy, mức phạt tiền trên là mức phạt áp dụng đối với cá nhân, nếu tổ chức vi phạm thì mức phạt tiền sẽ từ 100-140 triệu đồng.
     

    Về thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND cấp huyện, tại khoản 2 Điều 64 Nghị định 36 (được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 30 Điều 2 Nghị định 04/2022/NĐ-CP) thì thẩm quyền phạt tiền của Chủ tịch UBND cấp huyện là Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này.

    Mà theo quy định trích dẫn ở trên thì thẩm quyền phạt tiền này là đối với cá nhân, vậy đối với tổ chức vi phạm thì Chủ tịch UBND cấp huyện có thẩm quyền phạt tiền đến 200 triệu đồng.

    Đồng thời, tại khoản 2 Điều 52 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì: "2. Thẩm quyền phạt tiền quy định tại khoản 1 Điều này được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể."
     

    >> Mức tối đa của khung tiền phạt tại điểm a khoản 3 Điều 47 Nghị định 36 là 70 triệu đồng đối với cá nhân, mà thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện là được quyền xử phạt tối đa 100 triệu đồng đối với cá nhân  =>> vẫn nằm trong thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND cấp huyện. 

     
    646 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #583909   02/05/2022

    haunguyenth
    haunguyenth
    Top 150
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/02/2022
    Tổng số bài viết (560)
    Số điểm: 3661
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 43 lần


    Thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực khoáng sản

    Cảm ơn bài viết chia sẻ của bạn,mình xin được bổ sung thêm ngoài căn cứ theo mức phạt để xác định thẩm quyền xử phạt của các cơ quan thì còn phải căn cứ theo cơ quan đó có áp dụng các biện pháp bổ sung, khắc phục hậu quả để xác định chính xác thẩm quyền xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm. Trong trường hợp bài viết của bạn thì hành vi vi phạm trên ngoài chủ tịch ủy ban nhân dân ra thì giám đốc công an tỉnh, bộ đội biên phòng và cảnh sát biển vẫn có thẩm quyền xử phạt hành chính.

     

     
    Báo quản trị |