Thời gian gần đây, chúng ta thường nghe tới nhiều cuộc đình công của tập thể người lao động tại các khu công nghiệp lớn. Vậy nguyên nhân nào đã dẫn đến các cuộc đình công hàng loạt như thế?
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là vì người lao động muốn đòi các quyền lợi chính đáng như tiền lương, tiền thưởng tết, tiền làm thêm giờ, giảm thời gian làm việc.Hầu hết các cuộc đình công với sự tham gia của hàng nghìn người lao động và xảy ra tại các khu công nghiệp lớn của cả nước như Đồng Nai, Bắc Ninh, Thái Bình, Nghệ An,…
Câu hỏi đặt ra, khi tham gia đình công có bị chấm dứt hợp đồng lao động, xử lý kỷ luật không?
Theo quy định của pháp luật Việt Nam tại Điều 208 Bộ luật lao động 2019, quy định các hành vi bị cấm khi đình công trong đó tại Khoản 4 quy định nghiêm cấm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc xử lý kỷ luật đối với người lao động vì lý do chuẩn bị hoặc tham gia đình công.
Có thể nói Bộ luật lao động được ban hành để bảo vệ quyền lợi cho người lao động, đối tượng trong các quan hệ lao động.
Ngoài quy định tại Bộ luật lao động năm 2019 thì tại Khoản 3 Điều 34 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định về mức xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người xử dụng lao động khi có hành vi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc xử lý kỷ luật đối với người lao động tham gia đình công, tại Khoản 4 Nghị định12/2022 quy định các biện pháp khác phục: buộc người sử dụng lao động phải nhận lại người lao động và phải trả đủ tiền lương cho người lao động trong thời gian chấm dứt hợp đồng khi người lao động tham gia đình công.
Như vậy, người lao động có quyền tham gia đình công đòi hỏi các quyền lợi về mình nhưng phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật.