Tài sản thừa kế (trong diện giải tỏa) của người chết không có gia đình

Chủ đề   RSS   
  • #4751 20/02/2009

    dhhongdam

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tài sản thừa kế (trong diện giải tỏa) của người chết không có gia đình

    Kính gửi các luật sư, tôi có một số câu hỏi về luật dân sự như sau:

    Cậu tôi có một căn nhà trong diện bị giải tỏa, nhưng trước đó ông mất năm 2003(ông không có gia đình, con nuôi...), lúc mất ông còn 01 người mẹ, một người chị(có 01 người con là tôi) và người anh trai đã đi vượt biên từ năm 1987 và không có tin tức gì cho đến nay(có 01 người con gái và đã li dị vợ trước khi ông đi vượt biên).

    Sau khi mất bà ngoại tôi(là mẹ của cậu tôi) có làm đơn xin thừa kế căn nhà, để giao cho nhà nước lấy tiền chữa bệnh lúc đó bà bị bệnh tim, và tôi là lao động chính nuôi cả nhà(lúc đó cả nhà đều ở nhà của câụ tôi, trừ người chị gái con của người cậu đã vượt biên).

    Nhưng tòa án quận đã không giải quyết vì căn nhà của cậu tôi mua của bà dì (tức là chị của bà ngoại tôi) bằng giấy tay, có các anh chị em của bà dì gồm 4 người làm chứng và ký vào giấy tay mua bán nhà vào năm 1988(trong giấy mua bán có đoạn yêu cầu là, bà dì vẫn được sống và được cậu tôi nuôi dưỡng cho đến khi mất và thực tế bà dì vẫn sống và được tôi nuôi dưỡng sau khi cậu tôi mất).

    Sau đó toà án quận 2 hướng dẫn bà dì tôi làm giấy ủy quyền cho bà ngoại tôi để làm thủ tục giao nhà cho nhà nước để lấy tiền chữa bệnh. Nhưng sau khi làm thủ tục xong hồ sơ chuẩn bị giao nhà cho nhà nước thì bà ngoại tôi đột ngột mất vì nhồi máu cơ tim vào năm 2005, sau đó bà dì của cậu tôi cũng mất vào năm 2007.

    Lúc này nhà nước yêu cầu giao nhà để tiến hành các công trình công ích, và phường đã giải quyết cho mẹ tôi được nhận tiền đền bù sau khi yêu cầu bà làm giấy cam kết không ai tranh chấp và niêm yết thông báo 01 tháng ở phường.

    Vậy xin hỏi Quận và phường giải quyết như vậy có đúng không?

    Xin chân thành, cảm ơn các luật sư! Mong sớm nhận được câu trả lời!

    Cập nhật bởi ThanhLongLS ngày 20/04/2012 09:59:14 SA
     
    5555 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #4752   20/02/2009

    lsthanhthy
    lsthanhthy
    Top 100
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/04/2008
    Tổng số bài viết (727)
    Số điểm: 3990
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 93 lần


    Xin hỏi về tài sản(ngôi nhà) thừa kế(trong diện giải tỏa của nhà nước) từ người chết không có gia đình!

    Trả lời:

    Nếu tất cả cậu (chết năm 2003), bà ngoại (năm 2005) của ông chết không để lại di chúc. Trường hợp này là thừa kế theo pháp luật.

    Cậu của ông chết, không có vợ, con. Bà ngoại của ông là người thừa kế theo pháp luật toàn bộ tài sản của cậu ông để lại.  

    Tài sản của cậu ông là căn nhà (mua của bà dì năm 1988, bằng giấy tay có 04 người làm chứng). Hợp đồng mua bán này có điều kiện (nuôi dưỡng bà dì của cậu đến khi mất). Do vậy được hiểu là hợp đồng mua bán phát sinh trọn quyền sở hữu cho cậu ông khi bà dì mất. Nhưng do cậu ông chết trước, nên người thừa kế tài sản của cậu ông phải có trách nhiệm thực thi nghĩa vụ (nuôi dưỡng) mà người để lại di sản đã cam kết. Tức bà ngoại của ông phải thực hiện nghĩa vụ nuôi bà dì đến khi chết.

    Bà ngoại ông lại chết trước bà dì. Do đó, nghĩa vụ nuôi dưỡng bà dì phát sinh đối với người được hưởng di sản của bà ngoại ông để lại. Tức mẹ ông và người thừa kế di sản của người cậu vượt biên.

    Khi bà ngoại ông chết (2005) căn nhà lúc này là tài sản chung của 02 đồng thừa kế (Mẹ ông với người cậu mất tích hoặc với con duy nhất của người cậu mất tích).

    Chúng tôi không rõ là gia đình đã lập thủ tục tuyên bố chết hay chưa. Nếu đã lập thủ tục tuyên bố chết (Thẩm quyền thuộc về Tòa án) trước khi bà ngoại ông mất. Con gái của cậu ông được quyền hưởng di sản mà lẽ ra cha cô ta được hưởng (Thừa kế thế vị).

    Trong trường hợp chưa lập thủ tục tuyên bố chết. Do người cậu mất tích đã ly hôn, thời điểm mất tích không tồn tại hôn nhân với người khác. Nên người con gái của ông ta là người thừa kế duy nhất phần tài sản của ông ta. Tương tự như trường hợp thừa kế thế vị. 

    Về cách làm của Tòa án nhân dân quận 2:  

    - Cách giải thích của Tòa án nhân dân quận 2 chưa hợp lý (bà dì làm giấy ủy quyền cho bà ngoại của ông). Bỡi:

    - Về thẩm quyền của tòa án:

    Cần phải hiểu tòa án không có thẩm quyền gì trong khai nhận thừa kế. Tòa án chỉ có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về thừa kế. Nếu không có tranh chấp, Tòa án không có thẩm quyền.

    Thẩm quyền khai nhận thừa kế thuộc phòng Công chứng. Do vậy, khi khai trình nhận di sản của cậu ông, không cần thiết liên hệ với Tòa án nhân dân quận 2.

    - Về quyền sở hữu đối với căn nhà:

    Di sản của cậu ông là căn nhà mua của bà dì năm 1988. Dù chưa hợp lệ, song đó vẫn là tài sản của cậu ông. Tuy, hợp đồng mua bán có điều kiện. Song, quyền của bà dì bị hạn chế. Do vậy, Tòa án hướng dẫn bà dì làm ủy quyền cho bà ngoại ông là không hợp lý. Vô hình chung tước bỏ quyền sở hữu của cậu ông đối với căn nhà này. Hậu quả pháp lý tước bỏ quyền hưởng thừa kế tài sản của cậu ông.   

    Về cách làm của UBND phường:

    - Ủy ban nhân dân phường giải quyết cho mẹ ông nhận tiền đền bù (sau khi niêm yết 01 tháng); nhằm mục đích nhanh chóng thu hồi phần đất bị giải tỏa. Cách làm này có lợi cho mẹ ông, cơ quan sử dụng đất bị thu hồi. Song, gây thiệt hại quyền lợi của người cậu đã vượt biên mất tích năm 1987 hoặc thiệt hại của con gái người cậu mất tích.

    Như tôi đã trình bày ở trên, người con gái được hưởng thừa kế của cha mình. Bỡi:

    - Đã lập thủ tục tuyên bố chết đối với người cậu bị mất tích trước khi bà ngoại ông mất. Trường hợp này gọi là thừa kế thế vị:

    Người con gái của cậu ông được hưởng di sản của bà ngoại để lại. Trường hợp này là thừa kế thế vị.

    Thừa kế thế vị là “trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”.

    - Chưa lập thủ tục tuyên bố chết đối với người cậu bị mất tích, người con của cậu bị mất tích thừa kế duy nhất đối với tài sản của cha mình:

    Nếu chưa lập thủ tục tuyên bố chết. Dù không có tin tức gì về ông ta, nhưng về mặt pháp lý ông ta vẫn chưa được xem là chết. Nên ông có quyền được thừa kế di sản của mẹ mình. Sau khi lập thủ tục tuyên bố chết. Con gái ông ta là người thừa kế duy nhất. Do đó, được hưởng phần tài sản của cha.

    Việc niêm yết ở phường 01 tháng như ông trình bày trong thư là chưa rõ. Nhưng, chúng tôi suy đoán, do nhà chưa có giấy tờ hợp lệ. Nên không thể niêm yết theo khai trình nhận thừa kế tại phòng Công chứng.

    Như vậy, cách làm của phường niêm yết 01 tháng, sau đó cho mẹ ông nhận tiền đền bù toàn bộ tài sản chung của mẹ ông và cậu ông (mất tích) là không có căn cứ pháp luật./.

    Ls. Phan Thanh Thy

    Văn phòng luật sư Hữu Luật

    527 Điện Biên Phủ, P.3, Q.3, Tp.HCM  

     


    Luật sư Phan Thanh Thy

    Văn phòng luật sư Hữu Luật

    527 Điện Biên Phủ, P.3, Q.3, Tp.HCM

    ls.thanhthy@gmail.com

    ls.phanthanhthy@gmail.com

    (08) 38302 695 - 0903 01 01 58

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư Phan Thanh Thy

Văn phòng luật sư Hữu Luật

527 Điện Biên Phủ, P.3, Q.3, Tp.HCM

ls.thanhthy@gmail.com

ls.phanthanhthy@gmail.com

(08) 38302 695 - 0903 01 01 58