Tài sản bị phát mại do xử án oan sai được bồi thường thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #612602 10/06/2024

    motchutmoingay24
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2024
    Tổng số bài viết (1129)
    Số điểm: 20288
    Cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 458 lần


    Tài sản bị phát mại do xử án oan sai được bồi thường thế nào?

    Việc tài sản bị phát mại do xử án oan sai gây tổn thất nặng nề về vật chất và tinh thần cho người bị oan, vậy việc bồi thường khi phát mại tài sản của người bị oan sai như thế nào?

    (1) Ai là người được yêu cầu Nhà nước bồi thường khi xử án oan sai?

    Theo quy định của pháp luật, Nhà nước có trách nhiệm thực hiện việc bồi thường và phục hồi nhân phẩm đối với cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án.

    Quyền được yêu cầu bồi thường đương nhiên thuộc về người bị thiệt hại, tuy nhiên, có một số trường hợp người bị xét xử oan sai đã qua đời nhưng người nhà mới phát hiện ra sự việc bị oan sai năm xưa thì có quyền yêu cầu Nhà nước thực hiện việc bồi thường thiệt hại không?

    Theo quy định tại Điều 5 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017, những người sau đây có quyền yêu cầu Nhà nước bồi thường:

    -  Người bị thiệt hại

    - Người thừa kế của người bị thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại chết; tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ của tổ chức bị thiệt hại đã chấm dứt tồn tại

    - Người đại diện theo pháp luật của người bị thiệt hại thuộc trường hợp phải có người đại diện theo pháp luật theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015

    - Cá nhân, pháp nhân được những người quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 5 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 ủy quyền thực hiện quyền yêu cầu bồi thường

    Như vậy, ngoài người bị thiệt hại, những người thừa kế của người bị thiệt hại, người đại diện của người bị thiệt hại và cá nhân pháp nhân được ủy quyền yêu cầu bồi thường đều có quyền được yêu cầu Nhà nước bồi thường khi có oan sai, thiệt hại do người thực hiện công vụ gây ra trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án.

    (2) Tài sản bị phát mại do xử án oan sai được bồi thường thế nào?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 23 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017, khi có thiệt hại do tài sản bị xâm phạm, việc bồi thường của Nhà nước được thực hiện như sau:

    1- Tài sản bị phát mại, bị mất:

    - Mức bồi thường dựa vào giá thị trường của tài sản cùng loại tại thời điểm quy định tại khoản 2 Điều 22 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017.

    - Thời điểm xác định hiện trạng tài sản là thời điểm thiệt hại xảy ra.

    2- Tài sản bị hư hỏng:

    - Mức bồi thường là chi phí sửa chữa, khôi phục tài sản theo giá thị trường tại thời điểm quy định tại khoản 2 Điều 22 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017.

    - Nếu không thể sửa chữa, khôi phục thì áp dụng theo quy định của Tài sản bị phát mại, bị mất.

    3- Thiệt hại do không sử dụng, khai thác tài sản:

    - Mức bồi thường là thu nhập thực tế bị mất.

    - Đối với tài sản cho thuê: thu nhập thực tế bị mất được xác định theo mức giá thuê trung bình 01 tháng của tài sản cùng loại tại thời điểm quy định tại khoản 2 Điều 22 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017.

    - Đối với tài sản không cho thuê: thu nhập thực tế bị mất được xác định trên cơ sở thu nhập trung bình của 03 tháng liền kề do tài sản mang lại trước thời điểm thiệt hại xảy ra.

    4- Khoản tiền đã nộp ngân sách, bị tịch thu, thi hành án, đặt để bảo đảm:

    - Người bị thiệt hại được hoàn trả các khoản tiền đó cùng khoản lãi.

    - Lãi suất được tính theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.

    5. Thiệt hại do không thực hiện được giao dịch dân sự, kinh tế:

    - Mức bồi thường là số tiền phạt theo mức phạt đã thỏa thuận và khoản lãi của khoản tiền phạt đó.

    - Lãi suất được tính theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.

    6. Thiệt hại do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết:

    -Mức bồi thường chỉ bao gồm phần thiệt hại do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết.

    Như vậy, Nhà nước sẽ không áp đặt một mức tiền bồi thường cứng mà sẽ linh hoạt bồi thường tùy theo giá trị tài sản bị thiệt hại, và từng trường hợp cụ thể của tài sản (tài sản có thuê không, tài sản có lấy lãi không,...)

    Việc quy định bồi thường theo nhiều trường hợp như vậy nhằm khắc phục triệt để những thiệt hại về tài sản của người bị oan sai, hành động này thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc bồi thường cho người bị thiệt hại do sai sót của người thi hành công vụ trong hoạt động tố tụng, thi hành án, bù đắp phần nào các tổn thất về vật chất và tinh thần cho người bị thiệt hại.

     
    155 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn motchutmoingay24 vì bài viết hữu ích
    admin (14/08/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận