Chào bạn!
Nếu việc ghi âm không nhằm mục đích tố cáo tới các cơ quan có thẩm quyền mà công bố chuyện đời sống riêng tư của người khác thì đó là hành vi trái với quy định của pháp luật.
Điều 38 của Bộ luật dân sự quy định:
1. Quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
2. Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp thu thập, công bố thông tin, tư liệu theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền”
Bộ luật Dân sự cũng quy định về việc bồi thường những thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
Về trách nhiệm dân sự khi xâm phạm đời tư của người khác được quy định tại Điều 611 của Bộ luật dân sự:
“Điều 611. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm, thiệt hại do danh dự, uy tín của pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm…
a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
Người có hành vi vi phạm phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra và phải xin lỗi, cải chính công khai:
Thân ái!
Để được tư vấn chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH VILOB NAM LONG chuyên:
- Tư vấn doanh nghiệp
- Tư vấn sở hữu trí tuệ
- Tư vấn đầu tư
Website: www.nllaw.vn
Địa chỉ : Tầng 11, Tòa B, Vinaconex Building, Số 57 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: 02432 060 333
Hotline: 0914 66 86 85 hoặc 0989.888.227
Email: namlonglaw@gmail.com