Cách làm sổ đỏ lần đầu khi có di chúc viết tay của ba mẹ, nhưng anh em không chịu kí tên?

Chủ đề   RSS   
  • #564988 20/12/2020

    Nhatvtran

    Sơ sinh

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:20/12/2020
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    Cách làm sổ đỏ lần đầu khi có di chúc viết tay của ba mẹ, nhưng anh em không chịu kí tên?

    di chúc viết tay

    Di chúc viết tay

    Xin chào các anh chị Luật Sư!

    Em xin tư vấn về cách thức và thủ tục làm sổ đỏ, như trong trường của gia đình em.

    Nhà ba em có tất cả 6 người con trai. Khi ông bà nội mất, Mấy anh em trong nhà có làm giấy tờ viết tay, đồng ý chia 6 con trai mỗi người một phần đất cụ thể như thế nào, trong giấy đó có đầy đủ chữ kí của các người con.

    Sau nay vì một số vấn đề, các bác em đã làm và ra sổ đỏ trước. Khi đó ba mẹ đều đồng ý ký tên để hỗ trợ ra sổ đỏ cho các bác

    Vì hoàn cảnh, nên nhà em làm sổ đỏ sau cùng, thì các bác trong gia đình lại không chịu đồng ý kí tên cho nhà em. Nên tới bây giờ nhà em vẫn không thể làm sổ đỏ được. Ba em đã làm thủ tục giấy tờ nhiều lần, nhưng lần nào cũng bị từ chối.

    Về phần thuế đất thì ba má em vẫn đóng hàng năm. Và nhà em đã sử dụng mảnh đất này được trên 15 năm kể từ hồi ông nội mất. Còn gia đình em thì đã ở trước đó thêm 15 năm nữa, kể từ ngày em sinh ra.

    Vậy nên, em nhờ các Anh Chị Luật Sư tư vấn giúp gia đinh em, cách thức phải làm như thế nào để giải quyết. Đồng thời có cần phải có chữ ký của các Bác mới có thể làm được sổ đỏ không ạ.

     
    3022 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Nhatvtran vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (21/12/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #565029   21/12/2020

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Theo thông tin bạn cung cấp, có phần diện tích đất ba bạn được thừa kế nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên ba bạn sẽ phải thực hiện thủ tục khai nhận thừa kế và thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

    Tuy nhiên, mảnh đất mà ông bà bạn để lại không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ có liên quan thì ba bạn muốn được cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ xác định theo điểm 1, mục II, Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao

    Trường hợp giấy tờ của ông bà bạn có sự chứng thực của xã trường hợp trên có giấy tờ để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại điểm D khoản 1 Điều 100 Luật đất đai 2013“d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;”  Trong trường hợp này, ba bạn thực hiện thủ tục khai nhận thừa kế sau đó thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

    Trường hợp không có giấy tờ thì ba bạn phải chứng minh về việc sử dụng đất ổn định lâu dài để có đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 101 Luật Đất đai. Điều 101 về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi không có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định:

    1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này, có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.

    2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

    3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này."

    Như vậy, trong trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất mà để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay thực hiện việc phân chia di sản thừa kế, ba bạn cần phải có đầy đủ các điều kiện cụ thể như sau:

    - Nếu ông bà đã sử dụng đất này ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2014, có hộ khẩu thường trú tại địa phương, trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn,Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì trong trường hợp này gia đình bạn sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.

    - Nếu ông bà bạn sử dụng đất ổn định trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai và được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

    Theo quy định, việc phân chia di sản thừa kế ưu tiên sự thỏa thuận của các đồng thừa kế và việc thỏa thuận của ba anh chị em ba bạn phải được lập thành văn bản. Trường hợp mà bạn nêu ở trên thì người tỏ ý không muốn phân chia. Như vậy, ba bạn bạn và các đồng thừa kế nên ngồi lại với nhau để thỏa thuận cho rõ ràng lại phần di sản này. Do tinh thần của BLDS chính là sự thỏa thuận, nên sự thỏa thuận giữa các đương sự đương sự với nhau luôn được pháp luật ưu tiên (trừ trường hợp bắt buộc theo quy định của pháp luật). Nếu có người không đồng ý ký vào văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, thì những đồng thừa kế còn lại có thể nộp đơn đến Tòa án nhân dân cấp huyện để yêu cầu chia di sản thừa kế.

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn toanvv vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (21/12/2020) Nhatvtran (31/12/2020)
  • #565896   31/12/2020

    Nhatvtran
    Nhatvtran

    Sơ sinh

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:20/12/2020
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    Dạ gia đình con xin chân thành cảm ơn sự tư vấn của Luật Sư!

    Bác cho con hỏi thêm là:

    Đất đai ông bà nội con để lại là có giấy tờ đầy đủ và có sổ đỏ, đc nhà nước cấp. Những người chú, người bác của con thì đã được làm sổ đỏ riêng và tách sổ từ mãnh đất đó. Giờ hiện tại chỉ còn mỗi gia đình con là không được cấp. Câu trả lời của sở địa chính khi nhà con đi làm sổ, họ báo là đất có tranh chấp, không được phép cấp sổ.

    Trong khi đó, nhà con có giấy tờ, xác nhận việc sd mãnh đất đó. Cụ thể, trong giấy đó có ghi rõ là phần đất đó thuộc về nhà con, với diện tích, chiều dài là bao nhiêu, đông tây nam bắc giáp với nhà nào, đều có ghi rõ cụ thể trong biên bản. Và biên bản đó có sự đồng ý và ký tên của 6 người con trai trong gia đình.

    Như vậy Bác cho con hỏi là như vậy thì nhà còn sẽ làm thủ tục tiếp theo như thế nào. Hay chỉ như bác nói ở trên là "phải thực hiện thủ tục khai nhận thừa kế và thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất"

    Có cần phải có sự đồng ý của 5 còn lại nữa không ạ! 

    Vấn đề mẹ con có kể lại là ba con đã làm hồ sơ, coi như là đã đc gần 95% là hoàn thành, nhưng tại vì 2 trong 5 bác còn lại không ký giấy tờ khi làm thủ tục tại cơ quan nhà nước, nên nhà con không được làm sổ đỏ.

    Nếu trường hợp như vậy còn lặp lại thì nha con phải bắt buộc gửi đơn ra tòa án Huyện hả bác.

    Con xin chân thành cảm ơn bác! 

    Thật ra, con không cần mảnh đất này của ba mẹ. Vì nay con cũng đã có gia đình, và đi làm ăn xa, con cũng gây dựng được một gia đình cho riêng mình. Nhưng nghĩ về ba mẹ con sống bao nhiêu năm trên mãnh đất của chính ông bà để lại mà không đc quyền lợi gì trên đó, và con tức vì thái độ cư xử của mấy bác, không đồng ý, gấy khó dễ cho nhà con, và đòi thêm tiền thì mới đồng ý. Nên con mới quyết định đi tìm hiểu và giúp ba mẹ lấy lại công bằng.

    Con chân thành cảm ơn Bác Vũ Văn Toàn!

     
    Báo quản trị |  
  • #566050   01/01/2021

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Như trong trường hợp đã được tư vấn, trong trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất mà để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay thực hiện việc phân chia di sản thừa kế, ba bạn cần phải có đầy đủ các điều kiện cụ thể như sau:

    - Nếu ông bà đã sử dụng đất này ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2014, có hộ khẩu thường trú tại địa phương, trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn,Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì trong trường hợp này gia đình bạn sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.

    - Nếu ông bà bạn sử dụng đất ổn định trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai và được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

    Theo quy định, việc phân chia di sản thừa kế ưu tiên sự thỏa thuận của các đồng thừa kế và việc thỏa thuận của ba anh chị em ba bạn phải được lập thành văn bản. Trường hợp mà bạn nêu ở trên thì người tỏ ý không muốn phân chia. Như vậy, ba bạn bạn và các đồng thừa kế nên ngồi lại với nhau để thỏa thuận cho rõ ràng lại phần di sản này. Do tinh thần của BLDS chính là sự thỏa thuận, nên sự thỏa thuận giữa các đương sự đương sự với nhau luôn được pháp luật ưu tiên (trừ trường hợp bắt buộc theo quy định của pháp luật). Nếu có người không đồng ý ký vào văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, thì những đồng thừa kế còn lại có thể nộp đơn đến Tòa án nhân dân cấp huyện để yêu cầu chia di sản thừa kế.

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn toanvv vì bài viết hữu ích
    Nhatvtran (04/01/2021)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.