Nên lựa chọn thành lập công ty cổ phần hay công ty TNHH?

Chủ đề   RSS   
  • #372641 05/03/2015

    chibanght

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/05/2013
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 135
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Nên lựa chọn thành lập công ty cổ phần hay công ty TNHH?

    Hiện tại mình đang có ý định thành lập công ty mình đang phân vân giữa 2 mô hình trên. Nhờ mọi người tư vấn giúp mình ưu nhược điểm của 2 loại hình trên nha?

    Thanks

    Dịch vụ đăng ký logo tại Oceanlaw. Tư vấn đăng ký nhãn hiệu, thu tuc gia han nhan hieu hoàn toàn miễn phí.

     
    19744 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #372871   06/03/2015

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần


    Nếu một mình bạn thì bạn chỉ có thể thành lập được Công ty TNHH 1 thành viên, còn nếu có ít nhất từ 3 thành viên trở lên bạn mới có cơ hội để lựa chọn thêm 2 hình thức nữa là TNHH từ 2 thành viên trở lên hoặc Cổ phần

    Về ưu điểm, nhược điểm thì tùy vào từng dự án cụ thể và mục đích đầu tư mới có thể xác định được cụ thể, về mặt khách quan nhận thấy:

    • Mô hình và cơ cấu tổ chức Công ty cổ phần phức tạp hơn, cồng kềnh hơn
    • Công ty TNHH từ 2 thành viên trở lên lại được giảm vốn điều lệ

    Ngoài ra các vấn đề khác cũng không có tiêu trí để so sánh, hy vọng bạn sẽ chọn được công ty phù hợp. 

    Luật sư Ngô Thế Thêm - www.luatdoanhgia.com; www.luatdoanhgia.vn - 098.112.9988 - 0904.779997

    LUẬT DOANH GIA - Nền Tảng Pháp Lý Việt

    Email: luatsungothethem@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatsungothethem vì bài viết hữu ích
    anh_danau3288 (19/03/2015)
  • #374869   18/03/2015

    Chào chibanght,

    Bạn tham khảo phần trình bày sau nhé:

    1.      CÔNG TY TNHH

    Theo quy định tại Điều 38 Luật doanh nghiệp năm 2005 Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó:

    a) Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá năm mươi;

    b) Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp;

    c) Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 43, 44 và 45 của Luật này.

    Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

    Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phần.

    Đặc điểm

    a. Đặc điểm về tư cách pháp lý : Công ty tnhh có tư cách pháp nhân. Tư cách pháp nhân của công ty tnhh được xác định kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Việc thực hiện tất cả quyền và nghĩa vụ của công ty tnhh do những giao dịch trước thời điểm được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thuộc nghĩa vụ công ty.

    b. Đặc điểm về vốn: Công ty tnhh có tài sản riêng. Tài sản riêng của công ty là một khối thống nhất. tách biệt khỏi tài sản riêng của các thành viên và được thể hiện bằng tiền thông qua khái niệm vốn.

    c. Đặc điểm về giới hạn trách nhiệm: Giới hạn trách nhiệm của công ty về mọi hoạt động của mình là tài sản riêng của công ty. Các thành viên của công ty phải chịu trách nhiệm về hoạt động của công ty và cũng được giới hạn trong phạm vi vốn mà họ đã cam kết góp vào công ty. Điều này có nghĩa là ngay cả khi, thành viên đó chưa thực sự góp vốn vào công ty mà mới chỉ đăng ký thì vẫn phải chịu trách nhiệm về hoạt động của công ty.

     

    2.      CÔNG TY CỔ PHẦN

    Theo Luật doanh nghiệp năm 2005, công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó;

    -        Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

     

    -        Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

    -        Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

    -        Cổ đông có thể là tổ chức; cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa;

    -        Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

    -        Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại ra công chúng để huy động vốn.

    Đặc điểm

    - Vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Người chủ sở hữu vốn cổ phần được gọi là cổ đông. Mỗi cổ đông có thể mua một hoặc nhiều cổ phần.

    - Công ty cổ phần có thể phát hành nhiều loại cổ phần, trong đó có cổ phần phổ thông. Ngoài cổ phần phổ thông, công ty có thể phát hành cổ phần ưu đãi, bao gồm: Cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định.

    - Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp đó là cổ phần ưu đãi biểu quyết và cổ phần của cổ đông sáng lậpđăng ký kinh doanh. Đặc điểm này của công ty cổ phần đã cho phép các nhà đầu tư có khả năng chuyển đổi hình thức và mục tiêu đầu tư một cách linh hoạt. công ty trong ba năm đầu kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận

    - Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn góp công ty. Đặc điểm này cho thấy, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm pháp lý hữu hạn đối với phần vốn góp của mình vào công ty ( Khác với tính trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh trong công ty hợp danh, chủ doanh nghiệp tư nhân trong doanh nghiệp tư nhân).

    - Công ty được quyền phát hành chứng khoán các loại ra công chúng để huy động vốn. Đặc điểm này cho thấy khả năng huy động vốn của công ty là rất lớn và rộng rãi trong công chúng.

    - Số lượng cổ đông của công ty cổ phần tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa ( Khác với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là số thành viên không được quá 50 ). Trong quá trình hoạt động, cổ đông được quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình ( Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác). Vì vậy, số lượng cổ đông của công ty cổ phần thường là rất đông.

    Xin liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí:

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ĐỈNH VIỆT

    Add: 107 A-B Ngô Quyền, Phường 11, Quận 5, Tp HCM

    Tel: (08) 54052568 - 0934666116

    Email: vplsdinhviet@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn vplsdinhviet vì bài viết hữu ích
    onelaw (19/03/2015)
  • #375050   19/03/2015

    onelaw
    onelaw

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:18/03/2015
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 4 lần


    Ý kiến tư vấn thêm cho bạn, 

    Về bản chất, cổ phần hay TNHH thì ở VN không phân biệt quá nhiều như các nước khác (vì họ phân ra chủ yếu 2 hình thức là Cty đối nhân và Cty đối vốn), mà cả hai hình thức đều xét mối quan hệ góp vốn của các thành viên khi thành lập lên công ty. 

    Về thực tế, hình thức cổ phần thường được lựa chọn nhiều hơn, bởi xét đến góc độ một công ty vươn lên và phát triển ở mức độ quy mô hơn thì hình thức Công ty cổ phần chiếm ưu thế. Dễ huy động vốn hơn. Nếu Cty phát triển và niêm yết, có thể tham gia thị trường chứng khoán. Còn hình thức TNHH thì sẽ không ưu thế bằng. 

    Về cơ bản, bạn nên căn cứ vào quy mô, tình hình công ty và định hướng phát triển để lựa chọn hình thức phù hợp nhất. Chúc bạn thành công!

    Luật sư tư vấn Onelaw!

    Mobile: 094 386 0085

    Email: onelaw.ltd@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #375244   20/03/2015

    Để có thể góp ý, mình cần bạn trả lời các câu hỏi sau:

    1) Tình trạng nghề nghiệp của bạn và vai trò của bạn trong doanh nghiệp khi nó hoạt động?

    2) Bạn muốn kinh doanh một mình hay hợp với ai khác?

    3) Quy mô của doanh nghiệp bạn muốn thành lập?

    4) Mục đích chính của việc thành lập?

    5) Tính khả thi của dự án đầu tư và dự báo về tốc độ phát triển của doanh nghiệp?

    6) Sự sẵn có về nguồn nhân lực: tính chất, số lượng, chất lượng?

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư Ngô Thế Thêm - www.luatdoanhgia.com; www.luatdoanhgia.vn - 098.112.9988 - 0904.779997

LUẬT DOANH GIA - Nền Tảng Pháp Lý Việt

Email: luatsungothethem@gmail.com