Lừa đảo và chiếm đoạt tài sản | Trợ cấp nuôi con

Chủ đề   RSS   
  • #467232 09/09/2017

    tirexiax

    Male
    Sơ sinh

    Đồng Tháp, Việt Nam
    Tham gia:09/09/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Lừa đảo và chiếm đoạt tài sản | Trợ cấp nuôi con

    Xin chào Luật sư!

    Do tôi không rành về Luật và vô tình biết đến site này, nên hy vọng là Luật sư hỗ trợ tư vấn giúp tôi 2 vấn đề này, xin cám ơn:

    1/. Ông A có vay tiền của tôi với số tiền là 120 triệu đồng, tôi đã khỏi kiện ra tòa án và được pháp luật công nhận là ông A này thiếu nợ tôi với số tiền nói trên và được chuyển qua cho Thi hành án thực hiện đòi nợ ông A.

    - Theo thông tin mà tôi được biết, tài sản về Quyền sử dụng đất, nhà, xe của ông A đã được sang tên cho con cháu, sau khi tôi nộp hồ sơ lên Tòa án. Nhưng tòa án lại không xét đến tình tiết này trong lúc khởi kiện.

    - Về phía Thi hành án sau khi tới lui với ông A thì lại ra quyết định là không thu được tiền vì ông A không còn tài sản và Thi hành án yêu cầu tôi để ý xem khi nào ông A có tài sản thì cho hay họ lên cưỡng chế (chuyện ngược đời).

    >> Vậy nhờ Luật sư tư vấn giúp tôi là: Nếu tôi muốn kiện nhân viên Thi hành án làm việc thất trách thì tôi phải làm sao? và gửi đơn kiện này đến cơ quan chức năng nào? (xin nói thêm rằng, trưởng và phó chi cục Thi hành án huyện Thanh Bình nói chuyện thí đại không có tý uy tín nào cả, vì nói lời mà không giữ lấy lời nói của mình).

    2./ Trong Quyết định ly dị của tòa án là tôi có nghĩa vụ cấp dưỡng và quyền được thăm con.

    - Nhưng về phía Thi hành án chỉ biết thu tiền cấp dưỡng hàng tháng, mà không để ý đến yêu cầu về quyền được gặp con của tôi.

    - Cục trưởng Thi hành án tuyên bố với tôi 1 cách hùng hồn rằng: "Không cho thăm con thì không trợ cấp", và anh cứ trợ cấp đi nếu không cho thăm con thì tôi sẽ trả số tiền trợ cấp lại cho anh. (đây chính là lý do mà tại sao tôi lại nói là Trưởng và phó cục Thi hành án huyện Thanh Bình ăn nói không ra gì, bởi vì họ chỉ biết nói mà làm không được (cán bộ miệng), có sự chứng kiến của bí thư Đảng ủy xã).

    - Đã vậy, từ lúc tôi còn chưa được kết nạp vào hàng ngũ của Đảng, cho đến hiện tại tôi đã là 1 Đảng viên chính thức, thì lại lấy vai trò là Đảng viên ra ép buộc tôi là phải tiếp tục đóng tiền cấp dưỡng nhưng không ai quan tâm đến quyền được thăm con của tôi, tôi đặt câu hỏi: "vậy quyền được thăm con của tôi đâu thì không ai trả lời cho tôi được."; tôi có chia sẽ, chỉ cần mỗi tháng cho tôi gặp con tôi 1 lần thì ngay thời điểm đó tôi sẽ đưa trực tiếp tiền cấp dưỡng luôn. Nhưng phía Thi hành án không đáp ứng yêu cầu của tôi được.

    - Qua sự việc này mà, tôi đã được mời làm việc với nhân viên Thi hành án, rồi đến Phó cục Thi hành án, tiếp đó Trưởng cục Thi hành án, về phía Thi hành án gây áp lực với bên Đảng ủy xã, Bí Thư chi bộ đơn vị nơi tôi đang làm việc, Và rồi ngay cả với Chủ tịch xã, bí thư Đảng ủy xã. ... ai cũng nói đạo đức, yêu cầu tôi thực hiện nghĩa vụ, trong khi đó quyền lợi được thăm con của tôi thì không ai nhắc đến. Yêu cầu của tôi rất đơn giản "Thăm con đưa tiền ngay". Tương lai không biết có được Huyện Ủy mời làm việc luôn không?

    - Tính từ thời điểm nhận Quyết định ly dị đến nay cũng hơn 3 năm rồi, cứ vài tháng hoặc cách 1 năm là mời làm việc cái. Có 1 số người nói lại với tôi là phía Thi hành án quyết tâm làm cho tôi phải nghĩ việc mới hài lòng, tôi cũng chẳng biết là đã gây thù gì với họ ... bởi tôi chỉ có duy nhất 1 yêu cầu nói trên thôi, không gây khó dễ gì cho ai cả.

    >> Xin nhờ Luật sư tư vấn giúp về 2 vấn đề mà tôi đã gặp khó khăn ở trên.

    Cám ơn rất nhiều khi Luật sư đã dành thời gian đọc và tư vấn giúp tôi. 

    Chúc Luật sư một ngày làm việc thật tốt.

     
    3310 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #467320   11/09/2017

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:
    I. Về vấn đề thi hành án.
    Theo như thông tin bạn cung cấp với chúng tôi, bạn đang nghi ngờ tính minh bạch trong quá trình giải quyết của cơ quan thi hành án.
    Nếu bạn có đủ căn cứ chứng minh được nhân viên cơ quan thi hành án đã không làm đúng hoặc không làm đủ thủ tục xác minh, kiểm tra thông tin mà vội vàng ra quyết định thi hành án thì cơ quan thi hành án đã vi phạm pháp luật về mặt thủ tục và đã ra một quyết định thi hành án không có cơ sở. Đây là căn cứ để bạn khiếu nại hoặc khiếu kiện về quyết định này. Căn cứ điều 140 Luật Thi hành án dân sự về Quyền khiếu nại về thi hành án
    “1. Đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền khiếu nại đối với quyết định, hành vi của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên nếu có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
    2. Thời hiệu khiếu nại đối với quyết định, hành vi của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên như sau:
    a) Đối với quyết định, hành vi về thi hành án trước khi áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế là 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hoặc biết được hành vi đó;
    b) Đối với quyết định về áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản là 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định;
    Đối với quyết định, hành vi về áp dụng biện pháp bảo đảm khác là 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hoặc biết được hành vi đó;
    c) Đối với quyết định, hành vi về áp dụng biện pháp cưỡng chế là 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hoặc biết được hành vi đó;
    d) Đối với quyết định, hành vi sau khi áp dụng biện pháp cưỡng chế là 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hoặc biết được hành vi đó.
    Trường hợp do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hạn khiếu nại.
    Lần khiếu nại tiếp theo, thời hiệu là 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền.”
    Như vậy, bạn xem xét về thời hạn cụ thể trên thực tế để xác định thời hiệu khiếu nại đối với quyết định của cơ quan thi hành án đó trên thực tế. Nếu vẫn còn thời hiệu khiếu nại, bạn có thể khiếu nại về quyết định thi hành án tới cơ quan thi hành án đã ra quyết định đó hoặc có thể khiếu kiện về quyết định đó đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền.
    Lưu ý: Nếu thời hiệu khiếu nại trên đã hết, bạn không có quyền khiếu nại nhưng vẫn có quyền khiếu kiện quyết định thi hành án tới Tòa án nhân dân để được giải quyết theo thủ tục Tố tụng hành chính.
    Căn cứ điều 6 Luật Tố tụng hành chính về giải quyết bồi thường trong vụ án hành chính, căn cứ khoản 1 điều 38 Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước về phạm vi trách nhiệm bồi thường trong hoạt động thi hành án dân sự, nếu quá trình khiếu nại, khiếu kiện chứng minh cơ quan Thi hành án đã ra quyết định thi hành án trái pháp luật và quyết định đó đã gây thiệt hại, làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, nhân phẩm thì bạn có quyền yêu cầu được bồi thường theo đúng quy định.
    II. Về quyền chăm sóc, thăm gặp con
    Căn cứ theo Điều 83, luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 có quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
    “1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.
    2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.”
    Như vậy, khi có quyết định, bản án ly hôn của Toà án đã có hiệu lực pháp luật thì Quyết định này chỉ có ý nghĩa chấm dứt quan hệ pháp lý giữa vợ chồng, còn quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với con cái vẫn phải được đảm bảo thực hiện. Việc thăm nom, chăm sóc con là quyền và nghĩa vụ lợi ích hợp pháp của bạn sau khi ly hôn mà không ai được cản trở. Quyền này đã được ghi nhận trong bản án của Tòa án. Bạn cần phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ cấp dưỡng, theo căn cứ tại điều 116 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:
    “1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
    2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”
    Trong trường hợp, nếu vợ bạn gây khó, cản trở bạn đến quyền thăm nom con sau khi ly hôn. Bạn có thể thực hiện như sau:
    1, Nhờ tổ trưởng dân phố chứng kiến và xác nhận vào đơn về việc có đến thăm nom nhưng người kia gây khó khăn, cản trở.
    2, Đến trường làm đơn xác nhận, xin sao chụp hồ sơ học bạ, sổ liên lạc… để minh chứng tình trạng sức khỏe, hạnh kiểm và học lực của con
    3, Làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án giải quyết cho thi hành vấn đề thăm nom, chăm sóc con chung theo án Tòa.
    4. Tố cáo hành vi cản trở, ngăn cản quyền thăm gặp con để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi này.
    Sau đó, cơ quan Thi hành án hoặc các cơ quan có thẩm quyền khác mời các bên đến làm việc, người trực tiếp chăm sóc sẽ cam kết về việc tạo mọi điều kiện cho người kia được thăm con, không gây khó nữa.
    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi, nếu còn vướng mắc bạn có thể gọi để nghe luật sư tư vấn cụ thể hơn.
    Trân trọng!
     

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn toanvv vì bài viết hữu ích
    tirexiax (11/09/2017)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.