Cảnh sát vào khám nhà nửa đêm, có phải mở cửa?

Chủ đề   RSS   
  • #421801 17/04/2016

    toanvd1804

    Mầm

    Bắc Giang, Việt Nam
    Tham gia:24/01/2013
    Tổng số bài viết (38)
    Số điểm: 775
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 4 lần


    Cảnh sát vào khám nhà nửa đêm, có phải mở cửa?

    Nửa đêm 12/4, em đang ở nhà 1 mình thì bị gọi cửa. Em ra mở cửa sổ và hỏi ai, thì có 2 người, 1 người mặc đồng phục công an, và 1 người mặc quần áo như bảo vệ, đứng bên ngoài bảo yêu cầu mở cửa để kiểm tra. Em hỏi lý do và lệnh khám, thì vị cảnh sát (thật hay giả không biết) nói rằng mở cửa để kiểm tra tạm trú, không cần lệnh khám vì anh ta là cảnh sát khu vực. Em đã từ chối và nhất thiết yêu cầu phải có lệnh khám xét mới được vào, thế là sau đấy cảnh sát này dọa là "nghi ngờ có đối tượng truy nã trong nhà, yêu cầu mở cửa". Em không mở, yêu cầu phải có lệnh khám nhà mới mở. Sau 1 hồi đôi co, anh ta đã rời đi. Em cũng được một phen hoảng hồn.

    Vậy Luật sư cho em hỏi, khi nào người dân bắt buộc phải mở cửa để khám nhà? Trong trường hợp như của em, em nên làm gì để bảo vệ mình, vì em rất lo cảnh sát giả mạo để vào nhà dân cướp bóc?

    Em xin cảm ơn!

     

    Vũ Đình Toản (toanvd1804@gmail.com)

    Rất vui khi được trao đổi cùng các bạn. (Vui lòng bấm Thanks)

     
    5443 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #422034   19/04/2016

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn! 

    Khoản 1 Điều 140 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về Căn cứ khám người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm, đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm quy định: Việc khám người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm của một người có công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án.

    Việc khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm cũng được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã.

    Như vậy, khi có đủ các căn cứ theo quy định trên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền nói chung và cơ quan công an nói riêng được phép khám xét chỗ ở của công dân.

    Việc khám xét phải tuân theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về thẩm quyền và trình tự, thủ tục khám xét.

    Về thẩm quyền ra lệnh khám xét

    Theo quy định tại Điều 141 Bộ Luật tố tụng hình sự 2003, những người sau đây có quyền ra lệnh khám xét trong mọi trường hợp:

    - Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp;

    - Chánh án, Phó Chánh án Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp;

    - Thẩm phán giữ chức vụ Chánh toà, Phó Chánh toà Tòa phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao; Hội đồng xét xử;

    - Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp.

     

    Lệnh khám xét phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.

    Trong trường hợp không thể trì hoãn, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp; người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương; người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới; người chỉ huy tàu bay, tàu biển, khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng có quyền ra lệnh khám xét. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi khám xong, người ra lệnh khám phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp.

    Trình tự, thủ tục khám xét

    - Theo quy định tại Khoản 1 Điều 143 của Bộ luật tố tụng hình sự 2003, việc khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm được tiến hành theo quy định.

    Theo đó, khi bắt đầu khám chỗ ở, người khám xét phải đọc lệnh khám và đưa cho đương sự đọc lệnh khám đó; giải thích cho đương sự và những người có mặt biết quyền và nghĩa vụ của họ. Người tiến hành khám phải yêu cầu đương sự đưa ra những đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án, nếu đương sự từ chối thì tiến hành khám.

    - Khi khám chỗ ở, địa điểm phải có mặt người chủ hoặc người đã thành niên trong gia đình họ, có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng chứng kiến; trong trường hợp đương sự và người trong gia đình họ cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc đi vắng lâu ngày mà việc khám xét không thể trì hoãn thì phải có đại diện chính quyền và hai người láng giềng chứng kiến.

    - Không được khám chỗ ở vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn, nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.

    - Khi tiến hành khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm những người có mặt không được tự ý rời khỏi nơi đang bị khám, không được liên hệ, trao đổi với nhau hoặc với những người khác cho đến khi khám xong.

    Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng

    Theo quy định tại Điều 325 Bộ luật Tố tụng dân sự, cá nhân có quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

    Khiếu nại liên quan đến việc áp dụng biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam phải được Viện Kiểm sát xem xét, giải quyết ngay. Trong trường hợp cần phải có thời gian để xác minh thêm thì thời hạn giải quyết không được quá ba ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Nếu không đồng ý với kết quả giải quyết thì người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Viện Kiểm sát cấp trên trực tiếp. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Viện Kiểm sát phải xem xét, giải quyết. Viện Kiểm sát cấp trên trực tiếp có thẩm quyền giải quyết cuối cùng.

    Theo quy định tại điểm đ, khoản 1, Điều 326 Bộ luật Tố tụng hình sự, người khiếu nại có quyền được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

    Thạc sĩ, luật sư: ĐẶNG VĂN CƯỜNG - ĐT: 0977999896 - http://trungtamtuvanphapluat.vn

    Địa chỉ: Văn phòng luật sư Chính Pháp, Số 65b phố Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội.

    - Điện thoại/Fax:0437.327.407

    -Gmail: LuatsuChinhPhap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - https://www.facebook.com/luatsuchinhphap

    I. DỊCH VỤ PHÁP LÝ CỦA VĂN PHÒNG LUẬT SƯ CHÍNH PHÁP:

    Tranh tụng + Tư vấn + Đại diện ngoài tố tụng + Soạn thảo văn bản. Cụ thể như sau:

    1. Luật sư bào chữa, tranh tụng trong các vụ án: Hình sự, Dân sự, Lao động, Hành chính, Kinh doanh, thương mại;

    2. Luật sư thay mặt khách hàng: làm người đại diện theo ủy quyền để tham gia tố tụng và Đại diện ngoài tố tụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực pháp lý; Thương thuyết, Đàm phán hợp đồng; Thu hồi các khoản nợ khó đòi...

    3. Luật sư tư vấn pháp luật: Trực tiếp, bằng văn bản hoặc Email cho các tố chức, cá nhân đối với mọi lĩnh vực pháp luật. Tư vấn theo vụ việc hoặc tư vấn pháp luật thường xuyên cho Doanh nghiệp. Tư vấn thường xuyên cho các Báo điện tử trong mục Giải đáp pháp luật và Dịch vụ luật sư riêng.

    4. Luật sư thực hiện thủ tục hành chính trọn gói: Đăng ký kinh doanh; Xin cấp GCN QSD đất lần đầu, Khai nhận di sản thừa kế, Đăng ký sang tên khi mua bán, chuyển nhượng BĐS, Chuyển mục đích sử dụng đất...

    5. Luật sư soạn thảo: Hợp đồng, Di chúc, Đơn thư và các văn bản pháp lý khác theo yêu cầu.

    II. TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ cho mọi đối tượng (Liên hệ ngoài giờ hành chính):

    1. Hình thức tư vấn miễn phí:

    Luật sư Đặng Văn Cường thường xuyên tư vấn pháp luật miễn phí qua 3 hình thức:

    - Điện thoại: 0977.999.896

    - Gmail: Luatsuchinhphap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - Website: http://trungtamtuvanphapluat.vn

    - https://www.facebook.com/cuongluatsuchinhdai

    2. Thời gian tư vấn pháp luật miễn phí: Từ 19h-21h hàng ngày và cả ngày Thứ 7 + Chủ nhật

    III. BÀO CHỮA MIỄN PHÍ:

    Ths. Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội thường xuyên bào chữa miễn phí cho các đối tượng là: Người chưa thành niên; Người nghèo, Thân nhân liệt sĩ và Người có công với cách mạng.

    Văn phòng luật sư Chính Pháp cần tuyển dụng: Luật sư và Cộng tác viên làm việc tại Hà Nội và trưởng Chi nhánh ở các tỉnh Phía Bắc.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Cuonglawyer vì bài viết hữu ích
    phuongland (27/04/2016) toanvd1804 (28/04/2016)
  • #423121   28/04/2016

    toanvd1804
    toanvd1804

    Mầm

    Bắc Giang, Việt Nam
    Tham gia:24/01/2013
    Tổng số bài viết (38)
    Số điểm: 775
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 4 lần


    Cuonglawyer viết:

    Chào bạn! 

    Khoản 1 Điều 140 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về Căn cứ khám người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm, đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm quy định: Việc khám người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm của một người có công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án.

    Việc khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm cũng được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã.

    Như vậy, khi có đủ các căn cứ theo quy định trên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền nói chung và cơ quan công an nói riêng được phép khám xét chỗ ở của công dân.

    Việc khám xét phải tuân theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về thẩm quyền và trình tự, thủ tục khám xét.

    Về thẩm quyền ra lệnh khám xét

    Theo quy định tại Điều 141 Bộ Luật tố tụng hình sự 2003, những người sau đây có quyền ra lệnh khám xét trong mọi trường hợp:

    - Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp;

    - Chánh án, Phó Chánh án Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp;

    - Thẩm phán giữ chức vụ Chánh toà, Phó Chánh toà Tòa phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao; Hội đồng xét xử;

    - Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp.

     

    Lệnh khám xét phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.

    Trong trường hợp không thể trì hoãn, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp; người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương; người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới; người chỉ huy tàu bay, tàu biển, khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng có quyền ra lệnh khám xét. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi khám xong, người ra lệnh khám phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp.

    Trình tự, thủ tục khám xét

    - Theo quy định tại Khoản 1 Điều 143 của Bộ luật tố tụng hình sự 2003, việc khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm được tiến hành theo quy định.

    Theo đó, khi bắt đầu khám chỗ ở, người khám xét phải đọc lệnh khám và đưa cho đương sự đọc lệnh khám đó; giải thích cho đương sự và những người có mặt biết quyền và nghĩa vụ của họ. Người tiến hành khám phải yêu cầu đương sự đưa ra những đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án, nếu đương sự từ chối thì tiến hành khám.

    - Khi khám chỗ ở, địa điểm phải có mặt người chủ hoặc người đã thành niên trong gia đình họ, có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng chứng kiến; trong trường hợp đương sự và người trong gia đình họ cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc đi vắng lâu ngày mà việc khám xét không thể trì hoãn thì phải có đại diện chính quyền và hai người láng giềng chứng kiến.

    - Không được khám chỗ ở vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn, nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.

    - Khi tiến hành khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm những người có mặt không được tự ý rời khỏi nơi đang bị khám, không được liên hệ, trao đổi với nhau hoặc với những người khác cho đến khi khám xong.

    Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng

    Theo quy định tại Điều 325 Bộ luật Tố tụng dân sự, cá nhân có quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

    Khiếu nại liên quan đến việc áp dụng biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam phải được Viện Kiểm sát xem xét, giải quyết ngay. Trong trường hợp cần phải có thời gian để xác minh thêm thì thời hạn giải quyết không được quá ba ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Nếu không đồng ý với kết quả giải quyết thì người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Viện Kiểm sát cấp trên trực tiếp. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Viện Kiểm sát phải xem xét, giải quyết. Viện Kiểm sát cấp trên trực tiếp có thẩm quyền giải quyết cuối cùng.

    Theo quy định tại điểm đ, khoản 1, Điều 326 Bộ luật Tố tụng hình sự, người khiếu nại có quyền được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

     

    Cảm ơn LS. Tuy nhiên LS nói chung chung quá

    Vũ Đình Toản (toanvd1804@gmail.com)

    Rất vui khi được trao đổi cùng các bạn. (Vui lòng bấm Thanks)

     
    Báo quản trị |  
  • #422106   20/04/2016

    luatsuvuhien
    luatsuvuhien

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/08/2013
    Tổng số bài viết (36)
    Số điểm: 567
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Công an có được quyền vào nhà kiểm tra cư trú hay không?

    Liên quan đến việc thời gian gần đây báo chí đưa thông tin một vị cảnh sát khu vực nửa đêm vào kiểm tra cư trú của người dân trên địa bàn Hà Nội, PV báo Lao động Thủ đô đã có cuộc trao đổi với Luật sư (LS) Nguyễn Văn Tân, thuộc Công ty Luật TNHH Dương Khôi Minh (Đoàn luật sư TP Hà Nội) xung quanh vấn đề này.

    Luật quy định về kiểm tra nơi cư trú

    Theo LS Tân cho biết: Thông tư số 35/2014/TT-BCA ngày 9/9/2014 của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cư trú, việc kiểm tra cư trú. Theo đó, điều 26 của Luật cư trú và kiểm tra cư trú quy định: Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, Công an xã được giao quản lý cư trú tại địa bàn có quyền kiểm tra trực tiếp hoặc phối hợp kiểm tra việc chấp hành pháp luật về cư trú đối với công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức thuộc địa bàn quản lý.

    Khi kiểm tra được quyền huy động lực lượng quần chúng làm công tác bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức cùng tham gia.

    Việc kiểm tra cư trú của công an cấp trên tại địa bàn dân cư phải có cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân, công an xã được giao quản lý cư trú tại địa bàn chứng kiến.

    Căn cứ theo quy định của pháp luật thì Công an khu vực có quyền kiểm tra nơi cư trú của công dân, công dân có nghĩa vụ phải chấp hành sự kiểm tra của cơ quan công an.

    Cong an co duoc quyen vao nha kiem tra cu tru hay khong? - Anh 1

    Căn cứ theo Luật thì Công an khu vực có quyền kiểm tra cư trú của người dân. Ảnh: internet

    Quyền của người dân khi cán bộ kiểm tra nơi cư trú

    Cũng theo LS Tân, việc thực hiện kiểm tra hành chính về cư trú là hoạt động thực hiện công vụ của chiến sĩ công an, khi chiến sĩ công an yêu cầu kiểm tra hành chính về cư trú thì người dân có nghĩa vụ phải chấp hành các yêu cầu liên quan đến việc kiểm tra của người có thẩm quyền.

    Trong quá trình tuần tra, kiểm tra của mình người thi hành công vụ phải thực hiện đúng theo quy định của pháp luật và theo phân công công vụ và không được vi phạm các hành vi bị cấm.

    Tại Điều 5 Nghị định 208/2013/NĐ-CP quy định về các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ, trong đó quy định về hành vi bị nghiêm cấm trong khi thi hành công vụ đối với người thi hành công vụ như sau:

    Nghiêm cấm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản của người khác và sự hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức trong khi thi hành công vụ; lợi dụng việc thi hành công vụ để giải quyết mâu thuẫn cá nhân hoặc vì mục đích cá nhân khác

    Theo đó, quyền của người dân là bất khả xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản của mình. Đồng thời, người dân có quyền được biết về việc mình có nghĩa vụ chấp hành yêu cầu kiểm tra đúng pháp luật. Cụ thể: yêu cầu người thực hiện kiểm tra xuất trình thẻ ngành, giấy chứng nhận công an xã, nội dung kiểm tra có liên quan đến chính mình.

    Khi có căn cứ về hành vi kiểm tra hành chính của người thi hành công vụ là vi phạm pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người dân thì người dân có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.

    Ngoài ra, người dân có một số quyền khác (quay phim, chụp hình, ghi âm…) nhưng không gây cản trở cho việc thực hiện công vụ của người thi hành công vụ.

     

    Luật sư: Nguyễn Văn Tân

    Giám đốc điều hành - Công Ty Luật Dương Khôi Minh

    Tổng đài tư vấn pháp luật 1900.6227/ Công Ty luật Dương Khôi Minh

    Đoàn luật sư Tp Hà Nội

    Luật sư: Dân sự - Hình sự - Đất đai, Hôn nhân gia đình

    Chuyên soạn thảo: Hợp đồng đặt cọc, vay tài sản; biên bản thoả thuận

    Làm thủ tục sang tên sổ đỏ, cấp mới, đính chính

    Tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn, khai sinh, nhận cha con có yếu tố nước ngoài

    Visa, giấy phép lao động.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn luatsuvuhien vì bài viết hữu ích
    thai282 (05/05/2017) phuongland (27/04/2016)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư ĐẶNG VĂN CƯỜNG, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà VP số 65B phố Tôn Đức Thắng, phường Quốc Tử Giám, Đống Đa, thành phố Hà Nội

Mobile: 0977.999.896 - 046.2929.386. Fax: 0437.327.407

Gmail: :LuatSuChinhPhap@gmail.com. Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn