Thực tế ngày nay có rất nhiều cặp vợ chồng sau khi lấy nhau về thì một thời gian sống chung xảy ra mâu thuẫn, dẫn đến tình trạng ly hôn khá nhiều. Ly hôn bố mẹ không phải người thiệt thòi mà người chịu thiệt nhất, sống thiếu thốn tình cảm của bố hoặc mẹ chính là con cái. Vấn đề tài sản khi ly hôn mình tạm không bàn tới, vấn đề ai nuôi con vẫn đang và sẽ là một vấn đề nan giải và muôn hình vạn trạng.
Thực tế, Luật Hôn nhân gia đình 2014 có quy định con dưới 36 tháng tuổi đương nhiên sẽ do người mẹ nuôi trừ trường hợp người mẹ không muốn nuôi hoặc không có đủ điều kiện để nuôi con. Có một điều phát sinh là con được 2 tuổi 11 tháng thì vợ chồng ly hôn, vợ nộp đơn lên toà. Sau đó toà thụ lý vụ án, nhưng khi có quyết đinh đưa vụ án ra xét xử thì con lại trên 3 tuổi rồi. Vậy trường hợp này toà có gaỉi quyết cho người mẹ được quyền nuôi con không? Có hai luồng ý kiến đưa ra:
Ý kiến thứ nhất: Toà sẽ dựa vào thời điểm có quyết định thụ lý vụ án, tức là lúc này con chưa đủ 3 tuổi cho nên quyền nuôi con sẽ do mẹ nuôi.
Ý kiến thứ hai: Toà không dựa vào thời điểm thụ lý vụ án mà dựa vào thời điểm diễn ra phiên toà, lúc này con đã đủ 3 tuổi. Toà sẽ dựa vào tình hình và điều kiện của mỗi người để đưa ra quyết định ai là người nuôi con.
Trong hai ý kiến này, không biết có bạn nào biết về vụ án nào thực tế toà đã xử như thế nào không ạ? Theo các bạn ý kiến nào sẽ ổn hơn?
Còn một vấn đề về con chung nữa, quy định con 7 tuổi thì toà sẽ hỏi ý kiến của con muốn về ở với ai nhưng toà cũng xem xét vào điều kiện của bố hoặc mẹ nữa. Vậy nếu con cứ nhất định muốn ở với mẹ nhưng điều kiện của mẹ lại không tốt và không đảm bảo được cho con như bố thì sao? Vậy Toà có theo ý kiến của con không? Hay con muốn nhưng toà sẽ dựa vào các yếu tố khác, ý kiến của con chỉ có tính chất tham khảo?