Quyền Được Chết

Chủ đề   RSS   
  • #420258 31/03/2016

    trangfantasi

    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/03/2016
    Tổng số bài viết (70)
    Số điểm: 2674
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 31 lần


    Quyền Được Chết

     
    Con người có quyền được sống và mưu cầu hạnh phúc. Vậy họ có được quyền quyết định đối với việc chấm dứt sự sống của mình???  
     
    Quyền được chết hay còn gọi là quyền an tử là quyền nhân thân của cá nhân. Quyền được chết phát sinh đối với những bệnh nhân bị bệnh nan y nhằm giải thoát họ khỏi những đau đớn về thể xác, tinh thần. Quyền này được phát sinh trên cơ sở tự nguyện với mục đích nhân đạo.
     
    Đứng ở góc độ nhân quyền, sống và chết là hai khái niệm song hành với nhau. Quyền được chết chỉ phát sinh dựa trên ý chí tự nguyện của bệnh nhân. Với mục đích nhân đạo, tránh tình trạng kéo dài sự đau đớn, dằn vặt của người bệnh cũng như gia đình họ. Mang đến một cái chết nhẹ nhàng.
     
     
     
     
    Tuy nhiên, quyền được chết hiện nay đang vướng phải nhiều tranh cãi cũng như quan niệm trái chiều. Không một ai được can thiệp vào quyền sống chết của người khác trừ trường hợp Nhà nước áp dụng án tử hình. Việc trợ giúp hay bất kỳ hành vi nào làm chấm dứt sự sống của người khác đều là hành vi giết người.
     
    Ngoài ra, nguyên tắc xương sống của ngành y là cứu người. Nếu công nhận quyền an tử, phải chăng là khuyến khích việc chết chóc. Làm mất đi ý nghĩa của y học tâm đức.
     
    Hoặc giả việc công nhận an tử có làm biến dạng quyền này trên thực tế. Một người tuy rằng không muốn chết nhưng vẫn phải 'an tử"?
     
    Nhưng việc để một người phải sống dằn vặt, chịu nỗi đau đớn dày vò mà không thể cứu chữa. Liệu có nhân đạo hơn? Liệu chúng ta có thể cản nổi một người có ý định tự tự? 
     
    Việc công nhận hay không công nhận quyền an tử vẫn đang còn nhiều vấn đề cần xem xét kỹ lưỡng.
     
    Việc công nhận quyền được chết nhằm hợp pháp hóa việc chấm dứt sự sống của người khác trong một số trường hợp thật sự cần thiết hay là mở ra một lối đi tiêu cực?  
     
    Hiện nay đã được một số quốc gia trên thế giới công nhận quyền được chết của cá nhân. Về mặt pháp lý, California được xem là bang đầu tiên của Mỹ công nhận quyền an tử với những bệnh nhân bị bệnh nan y. Họ được phép từ bỏ các biện pháp điều trị khi tin rằng sự sống sắp chấm dứt. 
     
    Ngoài ra, còn một số bang như Luxembourg, Washington, Oregon, Neveda, Bỉ.... Năm 2014, Bỉ đã hợp pháp hóa quyền được chết với trẻ em bị bệnh nan y và không thể cứu chữa. 
     
    Qua đây, ta thấy rằng an tử là một khái niệm đã xuất hiện từ lâu. Tuy còn nhiều tranh cãi nhưng nó đang dần được một số nước công nhận. Liệu Việt Nam có nằm trong danh sách những nước sẽ công nhận quyền an tử?
    Ý kiến của bạn như thế nào về vấn đề này? 
     
    Minh Trang  
     
     
    Cập nhật bởi trangfantasi ngày 31/03/2016 12:51:56 CH
     
    44541 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

5 Trang 12345>
Thảo luận
  • #446875   19/02/2017

    nếu quyền này được chấp nhận, liệu rằng cơ quan chức năng có thể quản lý hết những vướng mắc sẽ phát sinh cũng như tội phạm nguy hiểm sẽ lợi dụng quyền này để thực hiện hành vi hay không?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn halinh29071995 vì bài viết hữu ích
    giangmoom (16/09/2017)
  • #467912   16/09/2017

    giangmoom
    giangmoom
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (345)
    Số điểm: 6481
    Cảm ơn: 212
    Được cảm ơn 136 lần


    halinh29071995 viết:

    nếu quyền này được chấp nhận, liệu rằng cơ quan chức năng có thể quản lý hết những vướng mắc sẽ phát sinh cũng như tội phạm nguy hiểm sẽ lợi dụng quyền này để thực hiện hành vi hay không?

    Mình đống ý với ý kiến của bạn, rất khó để có một quy định hoàn hảo nhưng cũng phải đặt lên bàn cân xem thử mặt được mặt mất sao chứ, mình thì thấy rằng việc quản lý lỏng lẻo sẽ đưa đến những nguy cơ nảy sinh những hậu quả khó lường, việc xác định phương thức quản lý nên được đề ra đầu tiên.

     
    Báo quản trị |  
  • #446889   19/02/2017

    duongthuy2210
    duongthuy2210
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2016
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1485
    Cảm ơn: 64
    Được cảm ơn 112 lần


    Theo mình, quyền được chết hay pháp luật Việt Nam còn gọi là cái chết nhân đạo chưa thực sự phù hợp với bối cảnh thực tế của Việt Nam. Dù là cái chết nhân đạo nhưng những hệ quả kéo theo của nó không chỉ là về pháp lý, mà còn là về mặt đạo đức, nhân cách. Nếu không quản lý chặt chẽ, liệu sẽ có nhiều người lạm dụng quyền này để tư thù cá nhân. 

     

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn duongthuy2210 vì bài viết hữu ích
    minhcuong1704 (21/02/2017) quyeets29789 (11/07/2019)
  • #446890   19/02/2017

    Chuyenidol
    Chuyenidol
    Top 500
    Female


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/04/2015
    Tổng số bài viết (273)
    Số điểm: 2013
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 81 lần


    Theo thống kê, hiện nay có ba quốc gia bao gồm: Hà Lan, Bỉ, Luxembourg áp dụng hình thức trợ tử - cái chết nhân đạo chủ động. Thụy Sĩ, Argentina và năm bang của Mỹ áp dụng cái chết nhân đạo thụ động.

    Các quốc gia, lãnh thổ áp dụng cái chết nhân đạo đều có quy định pháp lý về điều kiện, trình tự, thủ tục áp dụng chặt chẽ đối với mỗi hình thức.

    Với hình thức chết chủ động thì phải hội đủ bốn điều kiện:

    - Một là người bệnh mắc bệnh nan y và không thể chịu đựng được nỗi đau thể xác.

    - Hai là qua kiểm tra, hội đồng y khoa xác định cái chết của người ấy là không thể tránh khỏi trong một tương lai gần.

    - Ba là bệnh nhân đồng ý chết trong tình trạng tỉnh táo.

    - Bốn là các bác sĩ trực tiếp điều trị xác định không còn khả năng điều trị giảm đau. Khi đáp ứng các điều kiện này thì bệnh nhân được “chết” bằng thuốc an thần, rồi sau đó là thuốc làm ngừng tim, ngừng phổi.

    Với hình thức chết thụ động, người bệnh phải đáp ứng ba điều kiện: bệnh nan y giai đoạn cuối, không thể hồi phục và đồng ý ngừng điều trị (sự đồng ý lập thành văn bản bởi người bệnh khi còn tỉnh táo hoặc dựa vào yêu cầu của tất cả thành viên gia đình nếu người bệnh không còn tỉnh táo, sống thực vật).

    Các tranh cãi xung quanh việc có nên quy định cái chết nhân đạo diễn ra tại rất nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, khi xây dựng Bộ luật dân sự 2005, đã có ý kiến về việc đưa cái chết nhân đạo vào quy định luật nhưng không được sự đồng thuận.

    Tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa 13, dự thảo sửa đổi Luật dân số do Bộ Y tế chủ trì soạn thảo thì vấn đề cái chết nhân đạo cũng được các chuyên gia đưa ra. Các tranh cãi về vấn đề này vẫn chưa kết thúc giữa ý kiến ủng hộ và phản đối.

    Dẫu ủng hộ hay phản đối thì cái chết nhân đạo - quyền được chết sẽ kéo theo rất nhiều hậu quả về pháp lý, y tế, đạo đức. Nếu pháp luật quy định không chặt chẽ, cơ chế để thực hiện quyền không đảm bảo thì khó tránh khỏi việc lợi dụng, thiếu trách nhiệm... gây ra các hậu quả rất xấu đến nhân mạng, gây rối xã hội.

    Hiến pháp Việt Nam hiện tại (Hiến pháp 2013) chưa thừa nhận quyền được chết. Lý do là Nhà nước nhận thấy quyền được chết chưa phù hợp với sự phát triển xã hội, với điều kiện cơ sở vật chất.

    Bên cạnh đó cũng chưa có một nghiên cứu xã hội nào đưa ra con số ủng hộ và phản đối quyền này đối với người dân nước ta là bao nhiêu. Quyền được sống, kể cả được chết là quyền nhân thân hết sức quan trọng của con người phải được hiến định.

    Vì vậy, nếu muốn thừa nhận quyền được chết thì phải dựa trên cơ sở nghiên cứu cẩn thận, từ đó bổ sung quy định vào hiến pháp. Mà quá trình đó là rất lâu dài, rất khó.

    Như thế ở thời điểm hiện tại quyền được chết, dẫu là nhu cầu có thật của một bộ phận dân cư, nhưng không khả thi do không có quy định, chưa phù hợp với phát triển xã hội.

    Luật Việt Tín là công ty luật uy tín chuyên cung cấp dịch vụ thành lập công ty giá rẻ (xem bảng giá) cho hàng trăm doanh nghiệp Việt. Nếu bạn muốn được tư vấn thành lập công ty miễn phí xin vui lòng gọi ngay hotline: 0978.635.623 của chúng tôi.

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn Chuyenidol vì bài viết hữu ích
    garan (21/02/2017) nguyenduongthanhthuy (26/02/2019) phuonguyen2503 (16/07/2017)
  • #446924   19/02/2017

    HuynhVanLam610
    HuynhVanLam610

    Male
    Mầm

    Bình Thuận, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2015
    Tổng số bài viết (58)
    Số điểm: 685
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 11 lần


    Việc chấp nhận quyền được chết vẫn chưa được quy định trong Hiến Pháp, sở dĩ không quy định vì nếu hợp pháp hóa thì quyền này sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy. Nhiều người vì tư thù cá nhân sẽ lợi dụng quy định này và chúng ta rất khó để xác định và quy tội.

     
    Báo quản trị |  
  • #447178   20/02/2017

    minhcuong1704
    minhcuong1704
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/02/2017
    Tổng số bài viết (143)
    Số điểm: 2706
    Cảm ơn: 112
    Được cảm ơn 105 lần


    Quyền được chết nếu được chấp nhận thì hệ lụy từ nó rất khó lường, các thành phần bất hảo hay người có mưu đồ bất chính có thể lợi dụng để trục lợi. 

    Từ trước đã thấy việc chấp nhận hôn nhân đồng tính đã khó dù nhiều quốc gia đã thực hiện thì việc mới chỉ một vài nơi công nhận quyền được chết thì thiết nghĩ Việt Nam chưa thật sẵn sàng cho vấn đề này.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn minhcuong1704 vì bài viết hữu ích
    duongthuy2210 (21/02/2017)
  • #447211   20/02/2017

    tvthuong96
    tvthuong96

    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/02/2017
    Tổng số bài viết (83)
    Số điểm: 1853
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 53 lần


    Quyền được chết rất nhân văn, không gì phải tranh cãi, bởi vì đối tượng áp dụng là người bị bệnh nan y chứ không phải các biểu hiện thất tình này nọ để rồi lạm dụng quy định này, là một thuat ngữ pháp lý dùng để chỉ về việc lựa chọn của con người cụ thể để tìm đến cái chet một cách tự nguyện nhằm giải thoái khỏi đau khổ, hoặc các lý do khác. Ở góc độ hẹp hơn, quyền được chết là một hành vi chọn cái chết của người đã thành niên đang phải chịu sự đau đớn về thể chất hoặc tinh thần kéo dài và không thể chịu đựng được sau một tai nan hay một bệnh lý không thể cứu chữa, rơi vào tình huống y tế không lối thoát.. Nên theo em nghĩ quy định như thế là đã khá hợp lý

    Trịnh Văn Thương- 097.395.0810

    Tvthuong96@gmail.com

    Khoa Hành chính- Tư pháp- Đại học Luật TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tvthuong96 vì bài viết hữu ích
    phuvanhoang91 (20/02/2017)
  • #456976   11/06/2017

    lamthanhtruc
    lamthanhtruc
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (278)
    Số điểm: 2015
    Cảm ơn: 42
    Được cảm ơn 64 lần


    Nếu pháp luật ban hành quyền được chết thì cần phải suy xét thật kỹ. Quyền được chết là quyền nhưng có thể quyền này sẽ gây ra nhiều hệ lụy không hay. Có thể nhiều kẻ lợi lợi dùng này mà thực hiện những hành vi không hay. Nếu pháp luật ban hành quyền này thì nên lường trước được những trường hợp không hay mà phòng ngừa.

     
    Báo quản trị |  
  • #457070   12/06/2017

    vytran92
    vytran92
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/06/2016
    Tổng số bài viết (440)
    Số điểm: 3190
    Cảm ơn: 32
    Được cảm ơn 72 lần


    Mình ủng hộ quan điểm rằng cá nhân nên có quyền được an tử. Ở thời điểm hiện tại, chưa có quy định về quyền này, do vậy việc hành động trên thực tế là bất khả thi. Trong tương lai, nếu như nhà nước thừa nhận quyền này của con người thì cần có những quy định pháp luật chặt chẽ nhằm quản lý tốt.

     
    Báo quản trị |  
  • #457119   12/06/2017

    Theo mình việc cho con người có quyền tự chết mang tính nhân đạo, tại vì nhìn nhận thực tế có những bệnh nhân trải qua những thời gian cuối của cuộc đời đầy đau khổ vì chống chọi với bệnh tật. Việc ban cho họ cái chết nhân đạo chính là cách giải thoát cho bệnh nhân khỏi những cơn giày vò mà không có thể cứu chữa. Tuy nhiên các nhà làm luật cũng phải tính rất kỹ, chỉ có thể là nhân viên y tế làm nếu họ tình nguyện. Còn không nên bắt buộc, hoặc có thể đào tạo đội ngũ khác thực hiện điều này. Thêm vào đó, để áp dụng được quyền được chết ở Việt Nam cần phải có những bộ tiêu chí riêng, quy định rõ những trường hợp nào mới được áp dụng, tránh việc lạm dụng.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn KieuNga1109 vì bài viết hữu ích
    145pct (13/06/2017)
  • #457623   15/06/2017

    Theo mình, con người có quyền được lựa chọn cái chết trong những trường hợp cái chết mang lại cho họ sự thanh thản hơn là việc tiếp tục sống trong bệnh tật, đau khổ. Tuy nhiên, nếu quản lý không chặt chẽ sẽ dẫn đến nhiều hậu quả pháp lý khôn lường, nhiều kẻ lợi dụng cái chết nhân đạo mà hãm hại người khác để trục lợi cho bản thân.

     
    Báo quản trị |  
  • #458761   25/06/2017

    huynhthu95
    huynhthu95
    Top 50
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2017
    Tổng số bài viết (1262)
    Số điểm: 12550
    Cảm ơn: 61
    Được cảm ơn 204 lần


    Mình nghĩ nên công nhận quyền này, vì có nhiều người bệnh đã đến giai đoạn cuối và không thể cứu chữa được nữa rồi thì cái chết êm ái là cách để giúp họ thát ra khỏi những đau đớn của bệnh tật và tiết kiệm được một phần của cải của mình hoặc của người thân. Tuy nhiên, cần thắt chặt vấn đề này để tránh việc vì bệnh nhân vì đau đớn mà tìm đến cái chết êm ái trong khi vẫn có thể cứu chữa được.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn huynhthu95 vì bài viết hữu ích
    thuongkp2708 (20/07/2017)
  • #458764   25/06/2017

    f3ngohoang
    f3ngohoang

    Male
    Mầm

    Tây Ninh, Việt Nam
    Tham gia:08/05/2017
    Tổng số bài viết (31)
    Số điểm: 605
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 8 lần


    Không nên áp dụng Quyền này vì. Ai sẽ là người thực hiện quyền này, khi thực hiện quyền này họ bị ám ảnh hay.... ai sẽ là người giúp họ hay là người khác sẽ thực hiện quyền này giúp họ. Tổ chức hay cá nhân này giám thực hiện quyền này không hsy chỉ định Bộ Y Tế thực hiện quyền này. Vậy có Ép buộc Bộ Y Tế  không có rất nhiều câu hỏi đặc ra cho vấn đề này cho nên theo mình không nên áp dụng quyền này

     

     
    Báo quản trị |  
  • #461376   15/07/2017

    Mình nghĩ không nên áp dụng bởi lẽ sẽ có nhiều người lợi dụ cơ hội này để giết người một cách hợp pháp hoặc bác sĩ sẽ vụ lợi trong việc này, rất là nguy hiểm đối với người dân, nước ngoài có cách quản lý rất chặt chẽ để làm được, còn pử Việt Nam mình nghĩ không nên vì điều kiện chưa thể làm được như thế.

     
    Báo quản trị |  
  • #461381   16/07/2017

    Trantranglong
    Trantranglong
    Top 500
    Female


    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:18/05/2017
    Tổng số bài viết (292)
    Số điểm: 1970
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 52 lần


    Theo mình nghĩ tại sao pháp luật có quy định về quyền được sống, vậy tại sao không quy định về quyền được chết.

    Pháp luật cần có quy định chặt chẽ về quyền được chết, trong các trường hợp nào thì các cá nhân và thân nhân của người bệnh có quyền đề xuất quyền được chết cho chính bản thân hay nhân thân của mình. Vậy nên pháp luật cần đồng bộ hóa các quy định để quyền được chết, để hạn chết việc làm dụng về quyền được chết.

     
    Báo quản trị |  
  • #461412   16/07/2017

    Sensen93
    Sensen93
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (291)
    Số điểm: 3005
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 155 lần


    Đúng là phân tích thực tế hoàn cảnh của những người mắc bệnh hiểm nghèo tồn tại trong sự đau đớn cả về thể xác và tinh thần thì việc giúp họ có được cái chết sớm hơn là việc làm nhân văn. Tuy nhiên, không biết ở các nước trên thế giới áp dụng quyền này như thế nào chứ ở Việt Nam mình thấy không ổn cho lắm. Từ việc quy định ra sao cho phù hợp rồi đến việc thi hành trên thực tế, ai sẽ là chủ thể thực hiện quyền được chết cho những người có nhu cầu, liệu như vậy thì hành động của họ thực chất là lấy đi mạng sống của người khác, họ có chấp nhận được không? Rồi thì chưa kể trong tình hình tội phạm ngày càng diễn biến phức tạp như hiện nay, có không ít đối tượng sẽ lợi dụng quyền này để thực hiện hành vi phạm tội, khi đó việc quy định quyền được chết liệu có còn đảm bảo tính nhân văn như mục đích ban hành?

    Everything happens for a reason...

     
    Báo quản trị |  
  • #461413   16/07/2017

    tam_94
    tam_94

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (92)
    Số điểm: 976
    Cảm ơn: 36
    Được cảm ơn 28 lần


    Thực ra thì hôm nay không cứu được không có nghĩa là ngày mai không cứu được, y học tiến bộ từng ngày; ký một chữ ký để chấm dứt những đau đớn thể xác do bệnh tật hay cuộc sống của người thân của mình, dù hiểu như thế nào thì đó cũng là một chữ ký vô cùng khó khăn và đau đớn cho người ở lại.

     
    Báo quản trị |  
  • #461421   16/07/2017

    Quyền được chết áp dụng đối với người bệnh phải chịu nhiều đau đớn về mặt thể chất là một quy định văn minh, tôn trọng sự lựa chọn của người bệnh và gia đình. Tuy nhiên, hiện quy định này áp dụng trên thế giới chưa phổ biến cũng là có nguyên do của nó. Pháp luật nước ta còn nhiều hạn chế, do vậy phải cân nhắc thật kỷ trước cho ban hành quy định về vấn đề này.

     
    Báo quản trị |  
  • #461495   17/07/2017

    Thanh241994
    Thanh241994
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (202)
    Số điểm: 2768
    Cảm ơn: 28
    Được cảm ơn 76 lần


    Mình nghĩ nếu áp dụng theo đúng tinh thần của "quyền được chết" thì đây là một quy định mang tính chất nhân đạo, nhưng mình nghĩ ở Việt Nam thì nếu áp dụng quy định này thì không ổn lắm, khi mà thực sự nền pháp luật ở Việt Nam còn khá nhiều bất ổn và lỗ hổng. Ví dụ như trường hợp có thể yêu cầu quyền được chết để che dấu hành vi tội phạm của cả một hệ thống thì phải làm như thế nào, đặc biệt là trong những tội phạm nguy hiểm, ảnh hưởng đến quốc gia như tội tham nhũng, hối lộ, hay những tội liên quan đến buôn bán ma túy chẳng hạn, khi đó thì người phạm tội sẽ tự đẩy mình vào tình trạng để có thể yêu cầu cái chết nhận đạo để che giấu tội ác.

     
    Báo quản trị |  
  • #461500   17/07/2017

    thanhdatvo95
    thanhdatvo95
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/06/2015
    Tổng số bài viết (255)
    Số điểm: 4680
    Cảm ơn: 124
    Được cảm ơn 165 lần


    Nói đi cũng phải nói lại, không phải lúc nào mong muốn được chết một cách thanh thản của một người cũng trái với đạo đức hay đi ngược với nguyên tắc hành nghề y cả, đôi khi đến giai đoạn cuối của bệnh tật, hay họ sống với quá nhiều nỗi đau thân thể, bệnh tật đạt tới ngưỡng không chịu được nữa, thì cũng nên xem xét nhiều khía cạnh để giúp họ được toại nguyện.

     
    Báo quản trị |