1. Số giờ làm thêm của người lao động:
Căn cứ vào Điều 60 Nghị định 145/2020/NĐ-CP về giới hạn giờ làm thêm như sau:
. Người lao động làm theo ngày: tổng số giờ làm thêm không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày.
. Người lao động làm theo tuần: tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày.
Tổng số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong một ngày, khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần.
Lưu ý:
Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 40 giờ trong 01 tháng và 200 giờ trong 01 năm.
Ngoài ra, Điều 61 Nghị định này và khoản 3 Điều 107 Bộ Luật lao động 2019 quy định đối với các công việc làm thêm không quá 300 giờ, chẳng hạn: dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; dịch vụ giáo dục, giáo dục nghề nghiệp; sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, … Các trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn phát sinh từ các yếu tố khách quan liên quan trực tiếp đến hoạt động công vụ trong các cơ quan, đơn vị nhà nước, …
Khi tổ chức làm thêm giờ theo quy định tại khoản 3 Điều này, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Cần có sự đồng ý của NLĐ:
Trong quá trình thực hiện HĐLĐ, NLĐ phải thực hiện theo sự sắp xếp, quản lý của NSDLĐ. Tuy nhiên đối với những công việc độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe thì NSDLĐ cần có sự đồng ý của NLĐ mới có thể làm thêm giờ.
Căn cứ vào khoản 2 Điều 107 Bộ luật lao động 2019 và Điều 59 Nghị định 145/2020/NĐ-CP đối với việc làm thêm giờ, NSDLĐ phải có sự đồng ý của NLĐ đối với các nội dung sau:
. Thời gian làm thêm (bảo đảm số giờ làm thêm theo đúng quy định pháp luật).
. Địa điểm làm thêm;
. Công việc làm thêm.