Quy định pháp luật về đổi họ, tên cho con

Chủ đề   RSS   
  • #591626 28/09/2022

    leehuy97
    Top 500
    Chồi

    Vietnam
    Tham gia:29/06/2022
    Tổng số bài viết (214)
    Số điểm: 1398
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 13 lần


    Quy định pháp luật về đổi họ, tên cho con

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định phạm vi thay đổi hộ tịch như sau: “Thay đổi họ, chữ đệm và tên của cá nhân trong nội dung khai sinh đã đăng ký khi có căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự” (Khoản này được hướng dẫn bởi Khoản 1 Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2016).

    Về quyền thay đổi họ, Điều 27 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

    “1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp sau đây:
    a) Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại;
    b) Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi;
    c) Khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ;
    d) Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con;
    đ) Thay đổi họ của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;
    e) Thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại họ trước khi thay đổi;
    g) Thay đổi họ của con khi cha, mẹ thay đổi họ;
    h) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

    2. Việc thay đổi họ cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó”.

    Về quyền thay đổi tên, Điều 28 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

    “1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây:
    a) Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;
    b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;
    c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;
    d) Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;
    đ) Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi;
    e) Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính;
    g) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
    2. Việc thay đổi tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó”.

    Về điều kiện thay đổi họ, tên, khoản 1 Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch quy định như sau:

    “1. Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thì còn phải có sự đồng ý của người đó”.

    Như vậy, căn cứ vào các quy định nêu trên, nếu người yêu cầu thay đổi họ, tên cho con thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 27 và Điều 28 Bộ luật dân sự năm 2015 thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm thủ tục thay đổi họ, tên cho con.

    Tuy nhiên, cần lưu ý, nếu con là người dưới 18 tuổi thì việc thay đổi họ, tên cho con phải có sự đồng ý của cha và mẹ , phải được thể hiện rõ trong Tờ khai yêu cầu; nếu con từ đủ 9 tuổi trở lên thì còn phải có sự đồng ý con.

     
    1144 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn leehuy97 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (28/09/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận