Quy định “Hộ gia đình” trong các luật và cách xác định thành viên

Chủ đề   RSS   
  • #500232 22/08/2018

    tangoctram1101ulaw
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2015
    Tổng số bài viết (134)
    Số điểm: 2194
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 83 lần


    Quy định “Hộ gia đình” trong các luật và cách xác định thành viên

    Hộ gia đình là chủ thể tham gia giao kết hợp đồng một cách thường xuyên, nhất là đối với các hợp đồng có đối tượng là quyền sử dụng đất. Khái niệm hộ gia đình được ghi nhận tại Điều 106 Bộ luật Dân sự 2005, theo đó: “Hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này”. Như vậy, căn cứ vào nội dung vừa nêu, ta có thể thấy hộ gia đình có những đặc điểm cơ bản như sau:

    - Hộ gia đình phải có từ hai thành viên trở lên;

    - Khái niệm hộ gia đình thường xuất hiện ở các lĩnh vực liên quan đến nông nghiệp và nông thôn;

    - Hộ gia đình phải có tài sản chung và thông thường tài sản chung này là tài sản có giá trị lớn và là tư liệu sản xuất của hộ gia đình.

    Ngoài ra, xuất phát từ thực tiễn xã hội Việt Nam cũng như căn cứ vào quy định của pháp luật, thông thường các thành viên trong hộ gia đình có quan hệ huyết thống (Điều 108 Bộ luật Dân sự 2005 xác định “Tài sản chung của hộ gia đình”).

    Quan điểm trên lại được củng cố khi chúng ta nghiên cứu khoản 1 Điều 107 Bộ luật dân sự 2005 quy định về “Đại diện của Hộ gia đình” theo đó “Cha, mẹ hoặc một thành viên khác đã thành niên có thể là chủ hộ”. Cũng căn cứ vào nội dung trên, người ta còn cho rằng hộ gia đình chỉ bao gồm các thành viên là bố mẹ và con cái mà thôi. Đây cũng là điều mà chúng ta cần phải cân nhắc khi xác định số lượng thành viên của hộ gia đình cũng như xác định ai đóng vai trò là chủ hộ.

    Quan điểm kể trên một lần nữa lại được tái khẳng định trong nội dung Luật Đất đai 2013: cụ thể, khoản 29 Điều 3 nêu rõ: “ Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất”. Trong tương quan so sánh với khái niệm hộ gia đình nêu tại Luật Đất đai 2013 đưa ra nhiều dữ kiện để chúng ta có thể xác định chính xác số lượng thành viên của hộ gia đình.

             

    Cách xác định số lượng thành viên của hộ:

    Thông thường thực tế hay dựa trên sổ hộ khẩu hay sổ tạm trú để xác định số lượng thành viên của hộ gia đình (cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 24 và khoản 4 Điều 30 Luật Cư trú 2006, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2013). Khi thực hiện các giao dịch liên quan, thủ tục thực hiện thường là đưa thêm số Sổ hộ khẩu hay số Sổ tạm trú cùng với ngày tháng năm cấp và cơ quan cấp mà mình sử dụng để xác định số lượng thành viên của hộ. Sau đó, căn cứ nội dung khoản 2 Điều 109 Bộ luật dân sự 2005, sẽ mô tả từng cá nhân có quyền tham gia quyết định việc giao kết hợp đồng, giao dịch.

    Tuy nhiên, cách thức xác định hộ gia đình cũng như phương thức để hộ gia đình tham gia giao kết hợp đồng, giao dịch dân sự được quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 lại có nhiều thay đổi so với nội dung kể trên, theo xu thế nghiêng về từng thành viên của hộ gia đình trực tiếp hay cử người đại diện tham gia giao kết hợp đồng, giao dịch. Đây chính là điều cần lưu ý lớn trong quá trình thực hiện các vấn đề pháp lý liên quan,

     
    33221 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận