Phương pháp đào tạo và việc kiểm tra cấp chứng chỉ của chương trình đào tạo thường xuyên

Chủ đề   RSS   
  • #615609 23/08/2024

    Phương pháp đào tạo và việc kiểm tra cấp chứng chỉ của chương trình đào tạo thường xuyên

    Phương pháp đào tạo của chương trình đào tạo thường xuyên được quy định như thế nào? Việc kiểm tra và cấp chứng chỉ đào tạo của chương trình đào tạo thường xuyên được quy định như thế nào?

    1. Phương pháp đào tạo của chương trình đào tạo thường xuyên được quy định như thế nào?

    Phương pháp đào tạo của chương trình đào tạo thường xuyên được quy định tại Điều 11 Thông tư 43/2015/TT-BLĐTBXH, cụ thể như sau:

    - Phương pháp đào tạo là dạy tích hợp giữa lý thuyết với thực hành, lấy thực hành là chính; đồng thời phải gắn với thực tế sản xuất, kinh doanh (vừa làm, vừa học); phát huy vai trò chủ động, năng lực tự học và kinh nghiệm của người học; sử dụng phương tiện hiện đại và công nghệ thông tin truyền thông để nâng cao chất lượng hiệu quả dạy và học.

    - Khi bắt khóa học, giáo viên, người dạy nghề thực hiện kiểm tra, đánh giá về kiến thức, kỹ năng mềm và kỹ năng nghề đối với học viên để chuẩn bị nội dung, phương pháp giảng dạy phù hợp. Nội dung, phương pháp kiểm tra do giáo viên, người dạy nghề trực tiếp giảng dạy lựa chọn, quyết định.

    - Tổ chức giảng dạy những kiến thức, hướng dẫn thực hành nghề theo nội dung, yêu cầu của mô - đun, môn học mà người học chưa biết, chưa làm được hoặc chưa nắm vững, đầy đủ, chưa làm được thành thạo.

    - Kết thúc mô - đun, môn học, học viên tiếp tục làm công việc đã được học tại đang làm việc hoặc tự ôn luyện nội dung kiến thức, thực hành kỹ năng nghề đã học để chuẩn bị học mô - đun, môn học tiếp theo.

    2. Việc kiểm tra và cấp chứng chỉ đào tạo của chương trình đào tạo thường xuyên được quy định như thế nào?

    Việc kiểm tra và cấp chứng chỉ đào tạo của chương trình đào tạo thường xuyên được quy định tại Điều 12 Thông tư 43/2015/TT-BLĐTBXH, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH, cụ thể như sau:

    - Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học viên, gồm: kiểm tra đầu khóa học, kiểm tra khi kết thúc mô - đun, môn học.

    + Kiểm tra đầu khóa học thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư 43/2015/TT-BLĐTBXH.

    + Kiểm tra khi kết thúc mô - đun, môn học thực hiện theo quy định ngay bên dưới đây.

    - Nội dung, hình thức và điều kiện kiểm tra khi kết thúc mô - đun, môn học do người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân mở lớp đào tạo nghề quyết định và được quy định trong chương trình đào tạo.

    Kết quả kiểm tra phải được đánh giá theo một trong hai mức: Đạt yêu cầu và Không đạt yêu cầu, có chữ ký và ghi rõ họ và tên của người đánh giá.

    Học viên có kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu thì phải tự ôn tập nội dung kiến thức và thực hành nghề đã học để tham dự kiểm tra lại. Số lần kiểm tra lại tối đa là 2 lần. Nếu kiểm tra lại lần thứ hai mà vẫn không đạt yêu cầu, thì phải học lại (nếu học viên có nhu cầu).

    - Chứng chỉ đào tạo do người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân mở lớp đào tạo nghề thiết kế, in ấn để cấp cho học viên có 100% các kết quả kiểm tra khi kết thúc mô - đun, môn học trong chương trình đào tạo đạt yêu cầu.

    Chứng chỉ đào tạo phả ghi rõ nội dung, thời gian khóa học bằng tiếng Việt và bằng tiếng Anh theo mẫu định dạng được quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH.

     
    63 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận