Nhiều người thường nhầm lẫn giữa tội cướp tài sản và cưỡng đoạt tài sản bởi hai tội này có cấu thành tội phạm khá giống nhau. Cả hai tội đều là cấu thành tội phạm vật chất, tức là phải phát sinh hậu quả mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Về tội cướp tài sản, được quy định tại Điều 168 Bộ luật hình sự 2015 , theo đó : "Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm". Còn tội cưỡng đoạt tài sản được quy định tại điều 170 Bộ luật hình sự, người phạm tội này là người:" đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản".Cả hai tội này đều quy định về hành vi đe dọa người khác nhằm chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên điểm khác biệt cơ bản ở đây là: đối với tội cướp tài sản phải có tình tiết " ngay tức khắc" chiếm đoạt tài sản của người khác. Đối với cưỡng đoạt, hành vi không nhất thiết phải nhanh chóng, ngay tức khắc, đó là những hành vi đe dọa, tác động đến tinh thần làm người bị hại không thể chống cự hay nhất thời không phản ứng hòng chiếm đoạt tài sản. Ví dụ minh họa: một người dùng dao đe dọa người khác giao tài sản cho mình, sau đó tẩu thoát. Đây là hành vi có dấu hiệu tội cướp tài sản. Một trường hợp khác, một người cũng dùng dao đe dọa người khác để chiếm đoạt tài sản nhưng sau đó không tẩu thoát và vẫn tiếp tục đe dọa làm người bị hại không tố giác, trình báo công an. Đây là cấu thành của tội cưỡng đoạt tài sản. Hành vi này nay có thể gặp ftừ những đối tượng bảo kê, " xin đểu". Về mức độ đe dọa, cưỡng đoạt có thời gian diễn ra lâu hơn tội cướp tài sản. Tội này cũng hay thường nhầm lẫn với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản được quy định tại điều 172 Bộ luật hình sự. Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản không có tình tiết " ngay tức khắc" của tội cướp tài sản và không có hành vi đe dọa người bị hại. Đó là tội mà người phạm tội có hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác trái ý muốn của họ một cách công khai mà vì một lý do nào đó người bị hại không ngăn chặn được.