Phân biệt tranh chấp đất đai và tranh chấp về đất đai

Chủ đề   RSS   
  • #520388 10/06/2019

    lamkylaw
    Top 100
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2018
    Tổng số bài viết (660)
    Số điểm: 14232
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 612 lần


    Phân biệt tranh chấp đất đai và tranh chấp về đất đai

    Phân biệt tranh chấp đất đai và tranh chấp về đất đai

    Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. (Khoản 24 Điều 3 Luật đất đai 2013 )

    Có thể thấy khái niệm nêu trên bao hàm cả tranh chấp về quyền sử dụng đất, tranh chấp về tài sản gắn liền với đất, tranh chấp về địa giới hành chính.

    Đất đang có tranh chấp được hiểu là loại đất mà giữa người sử dụng hợp pháp đất đó với cá nhân khác, với Nhà nước (về vấn đề bồi thường đất) hoặc giữa những người sử dụng chung mảnh đất đó với nhau đang có tranh chấp về quyền sử dụng đất, về tài sản gắn liền với đất, về ranh giới, về mục đích sử dụng đất hoặc về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất...

    Đất đang có tranh chấp cũng có thể hiểu là đất tranh chấp giữa hai cá nhân chưa xác định được ai là người sử dụng đất hợp pháp.

    Tranh chấp về đất đai là tất cả những tranh chấp gì có liên quan tới đất đai, tức bao gồm cả tranh chấp đất đai hay nói cách khác tranh chấp đất đai là một bộ phận của tranh chấp về đất đai, những bộ phận còn lại gồm tranh chấp các hợp đồng giao dịch liên quan tới đất đai, thừa kế di sản là quyền sử dụng đất, chia tài sản chung là quyền sử dụng đất...v..v....

    Sở dĩ phải phân biệt như vậy vì trong thực tế có nhiều nhầm lẫn khi xác định bản chất của các loại tranh chấp, Tòa vẫn yêu cầu các bên phải hòa giải tại UBND cấp xã trước thì mới đủ điều kiện khởi kiện khi tranh chấp đó không cần phải hòa giải gây phiền hà, mất thời gian cho các bên.

    Theo đó, chỉ những tranh chấp liên quan đến “Ai là người có quyền sử dụng đất” thì bắt buộc phải tiến hành hòa giải. Còn các tranh chấp khác về thừa kế, tranh chấp các giao dịch liên quan đến QSDĐ,...  thì không bắt buộc.

    Những tranh chấp đất đai phải tiến hành hòa giải: Xem TẠI ĐÂY

    Xem thêm:

    >>> 05 trường hợp được cấp GCN quyền sử dụng đất dù có vướng mắc

    >>> Diện tích tách thửa tối thiểu đối với đất ở của 63 tỉnh, thành [MỚI NHẤT]

    >>> Quy trình chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất thổ cư

     
    35899 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #531514   27/10/2019

    buiquangbinh071214
    buiquangbinh071214
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (399)
    Số điểm: 4689
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 77 lần


    Vấn đề này hiện nay rất nhiều người nhâm lẫn, cứ thấy liên quan đến đất đai thì mặc định là tranh chấp đất đai. Và hậu quả khi nộp đơn khởi kiện tòa án không thụ lý hoặc trả lại đơn khởi kiện vì lý do không thuộc thẩm quyền giải quyết. Lý do là nếu đối tượng tranh chấp là bất động sản (đất đai, nhà cửa) thì sẽ ưu tiên tòa án nơi có bất động sản (hòa giải tại xã trước) theo Bộ luật Tố tụng dân sự 2015; Trong khi đó tranh chấp liên quan đến bất động sản như: tranh chấp về hợp đồng mua bán đất, nhà, tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, tranh chấp hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất ... thì đối tượng ở đây không phải là bất động sản mà là giao dịch hay nói chính xác hơn là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, thì tòa án có thẩm quyền giải quyết là là tòa án nơi bị đơn cư trú hay đặt trụ sở. Do đó, mọi người nên phân biệt rõ về hai loại tranh chấp này để khi phát sinh tranh chấp thì nộp đơn khởi kiện đúng tòa án có thẩm quyền, giúp cho giải quyết tranh chấp được thực hiện một cách nhanh chóng, đúng thủ tục và tránh mất nhiều thời gian, công sức cũng như tiền bạc.

     
    Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn buiquangbinh071214 vì bài viết hữu ích
    thanhk915lk1@gmail.com (13/03/2020) nguyenlephiyen (26/05/2020) thuviendaihocdalat (22/12/2021) DulichTopTourist (01/10/2021)
  • #531969   30/10/2019

    ChanhLe96
    ChanhLe96
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (560)
    Số điểm: 4470
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 110 lần


    Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai (theo khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013)
    Tranh chấp liên quan đến đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ giữa các bên trong quan hệ dân sự liên quan đến đất đai như giao dịch, di sản thừa kế, tài sản chung là quyền sử dụng đất.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ChanhLe96 vì bài viết hữu ích
    thanhk915lk1@gmail.com (13/03/2020)
  • #533544   26/11/2019

    lananh8998
    lananh8998
    Top 150
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/11/2019
    Tổng số bài viết (511)
    Số điểm: 3375
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 74 lần


    Tranh chấp đất đai sẽ về quyền nghĩa vụ của người sử dụng đất trong các tranh chấp phổ biến như: tranh chấp xác định ai là người có quyền sử dụng đất, tranh chấp liên quan đến ranh giới giữa các thửa đất liền kề,...

    Còn tranh chấp liên quan đến đất đai bản chất là xuất phát từ các giao dịch dân sự có đối tượng giao dịch là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất như: tranh chấp trong chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, ly hôn,...

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn lananh8998 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (26/11/2019) thanhk915lk1@gmail.com (13/03/2020)
  • #541010   12/03/2020

    thanghi.info
    thanghi.info
    Top 150
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/02/2020
    Tổng số bài viết (501)
    Số điểm: 3255
    Cảm ơn: 41
    Được cảm ơn 98 lần


    Đối với trường hợp tranh chấp đất đai phải tiến hành thủ tục hòa giải theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013 trước khi khởi kiện ra Tòa án. Trên thực tế rất nhiều đương sự không biết điều này nên không tiến hành thủ tục hòa giải tại UBND mà đâm đơn khởi kiện ra tòa thế là bị tòa trả lại đơn do chưa đủ điều kiện khởi kiện. Do đó, việc xác định tranh chấp nào là tranh chấp đất đai rất quan trọng.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanghi.info vì bài viết hữu ích
    thanhk915lk1@gmail.com (13/03/2020)
  • #552097   18/07/2020

    Vậy cho mình hỏi trường hợp nào thì cần quyết định hành chính mới được khởi kiện tại Tòa án trường hợp nào thì không cần quyết định hành chính mà vẫn được khởi kiện bạn nhỉ? 

    Hai trường hợp trên trường hợp nào thì khiếu kiện hành chính cái nào thì khởi kiện tại Tòa án. Cảm ơn bạn đã giải đáp ạ

     
    Báo quản trị |  
  • #558928   28/09/2020

    thanghi.info
    thanghi.info
    Top 150
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/02/2020
    Tổng số bài viết (501)
    Số điểm: 3255
    Cảm ơn: 41
    Được cảm ơn 98 lần


    Hồi xưa khi đi học thì mình cũng không biết sự khác nhau giữa tranh chấp đất dại và tranh chấp liên quan đến đất đai. Sau này thì mới có thể phân biệt được hai vấn đề này. Mỗi vấn đề sẽ có một các giải quyết và một hướng đi riêng. Một kiến thức khá là quan trong này, mình nghĩ mọi người cần trang bị cho bản thân sẽ không phí đâu.

     
    Báo quản trị |  
  • #558932   28/09/2020

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Mình bổ sung: Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
     
    Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết;...
     
    Thời gian thực hiện thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai như sau:
     
    Giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện là không quá 45 ngày;
     
    Như vậy, theo quy định này thì thời gian giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện là không quá 45 ngày.

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #574384   01/08/2021

    Hong312
    Hong312
    Top 75
    Lớp 5

    Vietnam --> Đăk Lăk
    Tham gia:05/05/2021
    Tổng số bài viết (851)
    Số điểm: 7297
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 135 lần


    Cảm ơn bài viết của bạn, mình có thêm ý kiến sau:
     
    Tranh chấp đất đai được hiểu là tranh chấp về việc ai là người có quyền sử dụng đất hay nói cách khác là những mâu thuẫn, bất đồng giữa các chủ thể trong việc xác định ai là người có quyền sử dụng đất hợp pháp, một số trường hợp thường gặp như: tranh chấp giữa những người sử dụng chung đất, chung các tài sản gắn liền với đất hoặc về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất; tranh chấp giữa 2 cá nhân chưa xác định được ai là người sử dụng đất hợp pháp; tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất với toàn bộ thửa đất hoặc một phần thửa đất, bao gồm cả tranh chấp ranh giới giữa các thửa đất liền kề. Ngoài ra, còn có tranh chấp giữa người sử dụng đất với Nhà nước như là vấn đề bồi thường đất.
     
    Còn đối với tranh chấp liên quan đến đất đai thì chúng ta dễ nhận thấy nhất đó chính là: Tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất (chuyển nhượng, tặng cho…); tranh chấp về di sản thừa kế là quyền sử dụng đất; Tranh chấp tài sản chung là quyền sử dụng đất giữa vợ và chồng khi ly hôn. bản chất là tranh chấp về các vấn đề khác, nhưng có đối tượng là đất đai. 
     
    Ví dụ: Tranh chấp về vấn đề thừa kế nhưng có đối tượng là đất đai (con cháu tranh chấp quyền thừa kế di sản là đất); tranh chấp về vấn đề hôn nhân và gia đình nhưng có đối tượng là đất đai (vợ chồng phân chia tài sản chung là đất khi ly hôn); tranh chấp về vấn đề hợp đồng dân sự nhưng có đối tượng là đất đai (các văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, pháp lý đất…) 
     
    Báo quản trị |  
  • #577380   27/11/2021

    Phân biệt tranh chấp đất đai và tranh chấp về đất đai

    Trên thực tế, 02 thuật ngữ này rất dễ bị nhầm lần với nhau về bản chất cũng như ý nghãi của nó. Mục đích của tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai, cong tranh chấp về đất đai lại có khái niệm rộng hơn, là những tranh chấp miễn là liên quan đến đất đai. Vảm ơn tác giả đã cung cấp những thông tin bổ ích này giúp mọi người hiểu và  sử dụng từ ngữ đúng hơn.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn buivy081 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (27/11/2021)
  • #577501   29/11/2021

    Phân biệt tranh chấp đất đai và tranh chấp về đất đai

    Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Tranh chấp đất đai theo quy định trên có phạm vi rất rộng (tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực đất đai)

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Uyenph98 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (30/11/2021)