Những điều NLĐ phải biết khi ký kết hợp đồng lao động

Chủ đề   RSS   
  • #492007 17/05/2018

    TuyenBig
    Top 100
    Female
    Trung cấp

    Bắc Kạn , Việt Nam
    Tham gia:27/03/2018
    Tổng số bài viết (741)
    Số điểm: 27039
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 949 lần


    Những điều NLĐ phải biết khi ký kết hợp đồng lao động

    >>> Có bắt buộc khám sức khỏe cho toàn bộ người lao động?

    >>> Những điều cần biết về hợp đồng khoán việc

    >>> Năm 2018, nếu bạn là người lao động, ít nhất phải biết 6 điều sau đây.

    >>> Công ty có bắt buộc phải thưởng cho người lao động không?

    Dưới đây là một số nội dung quan trọng khác liên quan đến HĐLĐ:

    1. Thời gian thử việc tối đa

    - 60 ngày đối với trình độ từ cao đẳng trở lên.

    - 30 ngày đối với trình độ trung cấp.

    - 6 ngày đối với các công việc khác.

    Lưu ý:

    - Chỉ được thử việc 1 lần cho 1 công việc.

    - Không áp dụng thử việc đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ.

    - Lương thử việc ít nhất bằng 85% lương chính thức

     => Vi phạm bị phạt từ 2 – 5 triệu đồng, đồng thời buộc trả 100% tiền lương cho người lao động.

    2. Thời hạn 3 ngày trước khi kết thúc thử việc phải báo cho người lao động về kết quả thử việc

    - Nếu đạt yêu cầu phải ký kết hợp đồng lao động ngay.

    - Nếu không đạt yêu cầu có quyền chấm dứt hợp đồng thử việc.

    3. Chỉ được ký tối đa 02 hợp đồng lao động xác định thời hạn

    >>> Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 20.000.000 khi vi phạm quy định về giao kết hợp đồng

    4. Lương chính thức không được thấp hơn lương tối thiểu vùng

    Hiện nay, mức lương tối thiểu vùng là:

    Vùng I: 3.980.000 đồng/tháng.

    Vùng II: 3.530.000 đồng/tháng đồng/tháng.

    Vùng III: 3.090.000 đồng/tháng.

    Vùng IV: 2.760.000 đồng/tháng.

    Xem chi tiết các vùng tại Nghị định 141/2017/NĐ-CP

    => Trả lương thấp hơn mức này bị phạt tiền từ 20 – 75 triệu đồng >>> Nghị định 95/2013/NĐ-CP

    5. Không được giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động

    => Vi phạm bị phạt từ 20 – 25 triệu đồng, đồng buộc trả lại số tiền hoặc tài sản đã giữ của người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền đã giữ của người lao động

    6. Không được yêu cầu người lao động nộp tiền để được ký kết hợp đồng lao động

    => Vi phạm bị phạt từ 20 – 25 triệu đồng, đồng thời phải trả lại tiền cho người lao động.

    7. Tiền lương làm thêm giờ

    - Ngày thường = 150% lương.

    - Ngày nghỉ hàng tuần = 200% lương.

    - Ngày lễ, Tết = 300% lương.

    8. Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm

    Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm được tính như sau:

    Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm = (Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% + Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 30% + 20% x Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương) x Số giờ làm thêm vào ban đêm.” Cụ thể như sau:

    Làm thêm giờ ban đêm vào ngày thường

    Tiền lương làm thêm giờ = ( Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường x 150% + Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường x 30% + 20% x Tiền lương  giờ vào ban ngày của ngày làm việc bình thường) x số giờ làm thêm vào ban đêm.

    Làm thêm giờ ban đêm vào ngày nghỉ hàng tuần

    Tiền lương làm thêm giờ = (Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường x 200% + Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường x 30% + Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày nghỉ hàng tuần x 20%) x Số giờ làm thêm vào ban đêm.

    Làm thêm giờ ban đêm vào ngày nghỉ, ngày lễ, tết

    Tiền lương làm thêm giờ = ( Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường x 300% + Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường x 30% + Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày nghỉ, lễ, tết x 20%) x Số giờ làm vào ban đêm.

    => Trả lương không đúng mức này bị phạt tiền từ 5 – 50 triệu đồng.

    9. Những ngày mặc dù không đi làm, người lao động vẫn được hưởng nguyên lương.

    1 năm người lao động có 10 ngày nghỉ lễ, Tết và 12 ngày phép ( người làm công việc trong điều kiện bình thường), 14 ngày (người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt), 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt

    10. Trả lương chậm trên 15 ngày phải trả thêm tiền theo lãi suất ngân hàng

    Ngoài ra, còn có thể bị phạt tiền từ 5 – 50 triệu đồng.

    11. Cấm người sử dụng lao động phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động

    => Vi phạm bị phạt tiền từ 10 – 15 triệu đồng, đồng thời buộc trả lại tiền hoặc trả đủ tiền lương cho người lao động

     

     
    22430 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #600872   30/03/2023

    Thegalaxy
    Thegalaxy

    Male
    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2023
    Tổng số bài viết (57)
    Số điểm: 426
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 8 lần


    Những điều NLĐ phải biết khi ký kết hợp đồng lao động

    Cảm ơn về thông tin bạn chia sẻ. Thực tế là nhiều người lao động đã bất cẩn, vội vàng ký hợp đồng mà không đọc kỹ nội dung. Điều này dẫn đến rất nhiều rủi ro. Người lao động có thể bị ràng buộc bởi các điều khoản do không xem kỹ hợp đồng.

     
    Báo quản trị |