NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ NGHĨA VỤ QUÂN SỰ

Chủ đề   RSS   
  • #368252 20/01/2015

    HuyenVuLS
    Top 150
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (575)
    Số điểm: 30553
    Cảm ơn: 141
    Được cảm ơn 800 lần


    NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ NGHĨA VỤ QUÂN SỰ

    Mình thấy có rất nhiều bạn hỏi về việc gọi nhập ngũ nghĩa vụ quân sự. Nay mình xin tổng hợp một vài điểm cần lưu ý :

    Những văn bản cần biết:

    Luật Nghĩa vụ quân sự 1981

    Luật Nghĩa vụ quân sự sửa đổi 1990

    Luật Nghĩa vụ quân sự sửa đổi 1994

    Luật Nghĩa vụ quân sự sửa đổi 2005

    Nghị định 38/2007/NĐ-CP

    Thông tư 167/2010/TT-BQP

    Thông tư liên tịch 14/2006/TTLT-BYT-BQP

    1/ Độ tuổi gọi nhập ngũ: 18- 25

     

    2/ Thời gian:

    - 18 tháng đối với hạ sĩ quan và binh sĩ.

    - 24 tháng hạ sĩ quan chỉ huy, hạ sĩ quan và binh sĩ chuyên môn kỹ thuật do quân đội đào tạo, hạ sĩ quan và binh sĩ trên tàu hải quân

     

    3/  Tạm hoãn gọi nhập ngũ:

    -  Chưa đủ sức khoẻ phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khoẻ.

    - Là lao động duy nhất phải trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng người khác trong gia đình không còn sức lao động hoặc chưa đến tuổi lao động.

    - Là lao động duy nhất trong gia đình vừa bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận.

    - Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan binh sĩ đang phục vụ tại ngũ.

    - Người đi xây dựng vùng kinh tế mới trong ba năm đầu.

    -  Người thuộc diện di dân, dãn dân trong ba năm đầu đến vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng đặc biệt khó khăn có phụ cấp khu vực hệ số 0,5 trở lên, ở hải đảo có phụ cấp khu vực hệ số 0,3 trở lên theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định.

    - Cán bộ, viên chức, công chức quy định tại Điều 1 Pháp lệnh Cán bộ, công chức, thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện, trí thức trẻ tình nguyện làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội đang cư trú tại địa phương hoặc người địa phương khác được điều động đến làm việc ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng đặc biệt khó khăn có phụ cấp khu vực hệ số 0,5 trở lên, ở hải đảo có phụ cấp khu vực hệ số 0,3 trở lên.

    -  Đang nghiên cứu công trình khoa học cấp nhà nước được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ hoặc người có chức vụ tương đương chứng nhận.

    - Học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định tại khoản 1 Điều 48 của Luật Giáo dục 2005 bao gồm:

    a) Trường trung học phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường chuyên, trường năng khiếu, dự bị đại học;

    b) Trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề;

    c) Trường cao đẳng, đại học;

    d) Học viện, viện nghiên cứu có nhiệm vụ đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.

    - Học sinh, sinh viên đang học tại các nhà trường của tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam hoặc học sinh, sinh viên được đi du học tại các trường ở nước ngoài có thời gian đào tạo từ mười hai tháng trở lên.

    - Công dân đang học tập tại các trường quy định tại điểm b, điểm c khoản 9 và khoản 10 Điều này chỉ được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong một khoá đào tạo tập trung, nếu tiếp tục học tập ở các khoá đào tạo khác thì không được tạm hoãn gọi nhập ngũ. Hàng năm, những công dân thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ quy định tại Điều này phải được kiểm tra, nếu không còn lý do tạm hoãn thì được gọi nhập ngũ.

     

    4/ Miễn gọi nhập ngũ trong thời bình:

    - Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng 1, con của bệnh binh hạng 1.

    - Một người anh trai hoặc em trai của liệt sĩ.

    - Một con trai của thương binh hạng 2.

    - Cán bộ, viên chức, công chức, thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện, trí thức trẻ tình nguyện quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định này đã phục vụ từ hai mươi bốn tháng trở lên.

     

    5/ Tiêu chuẩn sức khỏe gọi nhập ngũ

    Tuyển những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo tiêu chuẩn sức khỏe quy định của liên Bộ Y tế - Bộ Quốc phòng về việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.

     

    6/ Tiêu chí phân loại sức khỏe

    Được tuyển:

    - Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1, có thể phục vụ ở hầu hết các quân, binh chủng.

    - Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2, có thể phục vụ trong phần lớn các quân, binh chủng.

    - Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3, có thể phục vụ ở một số quân, binh chủng.

     

    Không được tuyển

    - Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4, có thể phục vụ hạn chế ở một số quân, binh chủng.

    - Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5, có thể làm một số công việc hành chính sự vụ khi có lệnh tổng động viên.

    - Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6, là loại sức khỏe được miễn làm nghĩa vụ quân sự.

     

    Trường hợp được miễn do bệnh tật:

    - Động kinh thỉnh thoảng lên cơn;

    - Tâm thần: Điên rồ, mất trí, cuồng dại (bệnh tâm thần có thể đã được điều trị nhiều lần không khỏi);

    - Phù thũng lâu ngày do bị các bệnh như: suy tim, viêm thận, thận hư, suy thận mạn tính…;

    - Chân voi (do giun chỉ) không lao động được;

    - Chân tay tàn tật, biến dạng, mất chức phận chi do mọi nguyên nhân;

    - Lao xương khớp, lao hạch đang tiến triển;

    - Phong các thể chưa ổn định (có loét, sùi, cụt ngón tay, ngón chân);

    - Câm hay ngọng líu lưỡi từ bé;

    - Điếc từ bé;

    - Mù hoặc chột mắt;

    - Run tay chân quanh năm, đi lại khó khăn, không lao động được (như bệnh Parkinson) hoặc chân tay có những động tác bất thường múa giật (Chorée), múa vờn (Athétose);

    - Liệt nửa người trái hoặc phải, liệt hai chi dưới;

    - Gầy còm, hốc hác, yếu đuối, cơ thể suy kiệt khó có thể hồi phục được do mắc các bệnh mạn tính như lao xơ hang, hen dai dẳng, có biến chứng tâm phế mạn hoặc khí phế thũng, xơ gan cổ trướng;

    - Cổ bị cố tật, ngoẹo rõ rệt từ nhiều năm;

    - Lùn quá khổ (chiều cao đứng dưới 140 cm);

    - Gù có bướu ở lưng do di chứng lao cột sống, chấn thương cũ làm cột sống tổn thương để lại di chứng;

    - Tật sụp mi mắt bẩm sinh;

    - Sứt môi kèm theo khe hở vòm miệng chưa vá;

    - Trĩ mũi (Ozène) có rối loạn phát âm;

    - Bệnh khớp có biến dạng teo cơ, cứng khớp;

    -  Các bệnh lý ác tính;

    - Người nhiễm HIV.

    Bài viết chỉ có tính chất tham khảo

    Cập nhật bởi HuyenVuLS ngày 20/01/2015 10:12:34 SA
     
    4675 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #536129   31/12/2019

    Yêu cầu đối với nữ nghĩa vụ quân sự cao hơn, ngặt hơn so với nam. Cụ thể theo Điều 7 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định như sau:
     
    Điều 7. Nghĩa vụ phục vụ trong ngạch dự bị
    1. Công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự có nghĩa vụ phục vụ trong ngạch dự bị bao gồm các trường hợp sau đây:
    a) Hết độ tuổi gọi nhập ngũ nhưng chưa phục vụ tại ngũ;
    b) Thôi phục vụ tại ngũ;
    c) Thôi phục vụ trong Công an nhân dân.
    2. Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự có ngành, nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu của Quân đội nhân dân.
     
    Chiếu theo khoản 2 điều 7 trên, nữ công dân cần có ngành nghề chuyên môn phù hợp với yêu cầu của quân đội.
     
    3. Nữ đi nghĩa vụ quân sự có lợi gì?
    Khi tham gia nghĩa vụ quân sự cho nữ, nữ quân nhân được hưởng đầy đủ các chế độ, chính sách như nam giới, ngoài ra, còn có thêm một số quyền lợi như: Được nghỉ 10 ngày phép/năm nếu phục vụ tại ngũ từ tháng 13 trở đi; Được nhận trợ cấp xuất ngũ, trợ cấp tạo việc làm khi xuất ngũ; được hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm…( Dựa theo các điều 3, 4, 5, 6, 7, 8 Nghị định số 27/2016 NĐ-CP về quy định một số chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ).
     
    Báo quản trị |  
  • #539463   27/02/2020

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2031)
    Số điểm: 14871
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 322 lần


    Các văn bản bạn nêu trên hiện tại đã không còn áp dụng nữa. Mình xin cung cấp một số văn bản hiện hành còn hiệu lực liên quan đến nghĩa vụ quân sự nhé:

    - Luật nghĩa vụ quân sự 2015;

    - Nghị định 14/2016/NĐ-CP quy định ngành, nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu của Quân đội nhân dân đối với công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự; công dân thuộc diện miễn gọi nhập ngũ trong thời chiến và việc huấn luyện binh sĩ dự bị hạng hai;

    - Nghị định 13/2016/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục đăng ký và chế độ, chính sách của công dân trong thời gian đăng ký, khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự

    - Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định về tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành;

    - Thông tư 95/2016/TT-BQP hướng dẫn thực hiện Nghị định 27/2016/NĐ-CP quy định chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành;      

    - Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự do Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ Quốc phòng ban hành

     

     
    Báo quản trị |