Nhà thuốc có được quyền bán thuốc ngủ cho trẻ em?

Chủ đề   RSS   
  • #559692 30/09/2020

    keobeo9297

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/09/2020
    Tổng số bài viết (17)
    Số điểm: 235
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 26 lần


    Nhà thuốc có được quyền bán thuốc ngủ cho trẻ em?

    Nhà thuốc có được quyền bán thuốc ngủ cho trẻ em

    Trẻ em - Hình ảnh minh họa 

    Gần đây, đã xảy ra sự việc bé Q 11 tuổi đã mua thuốc ngủ với giá 70.000 đồng để tự tử. Bên cạnh trách nhiệm của gia đình và nhà trường đối với sự việc trên, đứng dưới góc độ pháp lý, nhà thuốc có được quyền bán thuốc ngủ cho bé Q không?

    Thành phần của các loại thuốc ngủ trên thị trường đa số đều có chất hướng thân thuộc  Phụ lục II Thông tư 20/2017/TT-BYT.

    Ví dụ như

    - Thuốc ngủ Seduxen có thành phần là Diazepam

    - Thuốc ngủ LEXOMIL có thành phần Bromazépam

    - Thuốc ngủ GARDENAL có thành phần PHENOBARBITAL

    Theo khoản 2 Mục 2 Công văn 1517/BYT-KCB  quy định “Thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc” thuộc nhóm thuốc phải bán theo đơn.

    Theo khoản 2  Điều 3 Thông tư 20/2017/TT-BYT quy định Thuốc hướng thần bao gồm các loại sau đây:

    - Chứa một hoặc nhiều dược chất hướng thần hoặc thuốc có chứa dược chất hướng thần phối hợp với tiền chất dùng làm thuốc được quy định tại Phụ lục II và III kèm theo Thông tư này.

    - Chứa dược chất hướng thần (có hoặc không có dược chất gây nghiện, tiền chất dùng làm thuốc) phối hợp với dược chất khác không phải là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc, trong đó nồng độ, hàm lượng dược chất hướng thần lớn hơn nồng độ, hàm lượng quy định tại Phụ lục V của Thông tư này, nồng độ, hàm lượng dược chất gây nghiện (nếu có) nhỏ hơn hoặc bằng nồng độ, hàm lượng quy định tại Phụ lục IV kèm theo Thông tư này.

    Thông tư 07/2017/TT-BYT quy định rõ hai danh mục thuốc được bán tại các nhà thuốc đó là các loại thuốc bán phải có đơn thuốc của bác sĩ vàc các loại thuốc bán không cần đơn thuốc. Dựa vào Thông tư này và thành phần của thuốc mà ta có thể biết trường hợp nào mua thuốc khi có bác sĩ kê đơn.

    -Theo đó, để xác định trách nhiệm của nhà thuốc cần xác định loại thuốc ngủ này có thuộc danh mục thuốc phải kê đơn hay không. Nếu nhà thuốc, quấy thuốc mà bán thuốc không kê đơn đối với những loại thuốc phải kê đơn thì nhà thuốc đã vi phạm pháp luật về bán lẻ thuốc.

    Bên cạnh đó tại khoản 9 Điều 6 Luật trẻ em 2016 cấm thực hiện hành vi “Bán cho trẻ em hoặc cho trẻ em sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác, thực phẩm không bảo đảm an toàn, có hại cho trẻ em.”

    Từ những quy định trên cho thấy, ngoài thuốc ngủ hay các loại thuốc, chất kích thích có thể gây hại cho trẻ em thì nhà thuốc cũng không được phép bán cho đối tượng mua là trẻ em. 

    Cập nhật bởi keobeo9297 ngày 01/10/2020 07:44:56 SA
     
    3185 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn keobeo9297 vì bài viết hữu ích
    hoamattroi9297 (01/10/2020) ThanhLongLS (01/10/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #559697   30/09/2020

    HNP1997
    HNP1997
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/05/2019
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 4635
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 194 lần


    Cảm ơn những thông tin hữu ích mà ad đã chia sẻ theo quan điểm của mình thì việc quy định rõ ràng và chặt chẽ về hành vi trên là thật sự cần thiết. Nếu không để xảy ra những hậu quả ngoài ý muốn rồi mới lo làm chuồng thì toang.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn HNP1997 vì bài viết hữu ích
    keobeo9297 (01/10/2020)