Khi làm ăn trên thương trường quốc tế cũng
vậy. Người Đức thường được coi là có kỷ cương và ý chí trong công việc
và trong cuộc sống, chặt chẽ trong chi tiêu và lạnh lùng trong giao
tiếp. Sau đây là một số tập tục ứng xử của người Đức:
Xưng hô
Học
hàm học vị từ “Tiến sỹ” trở lên thường được gọi cùng với tên, chẳng hạn
như Tiến sỹ Schmidt, Giáo sư Zimmermann. Những học hàm học vị thấp hơn
không được nhắc đến (cử nhân, thạc sỹ). Tên họ ghép cũng được xưng đầy
đủ, ví dụ như: Thưa bà Mueller-Maier. Chức vụ chính thức hay tước hiệu
danh dự cũng được xưng, chẳng hạn như: Thưa Ngài Thị trưởng, Thưa bà Bộ
trưởng, nhưng không xưng như vậy đối với vợ hoặc chồng của họ. Những
tước hiệu quý tộc như “Bá tước”, “Hầu tước”, “von” , “zu” không nên bị
quên và trong trường hợp này không gọi “Ông Bá tước” hay “Bà Hầu tước”,
mà nói “Thưa Bá tước Albrecht” hoặc “Thưa Tiến sỹ Bá tước Albrecht”,
“Thưa Giáo sư Tiến sỹ Bá tước Albrecht”.
Chào hỏi
Trong
cuộc sống thường ngày, khi gặp nhau, người đến sau chào trước hoặc
người trông thấy người khác trước lên tiếng chào trước. Trong hợp tác
kinh doanh thì cách chào theo thứ bậc. Khi gặp nhau, những người đã
quen biết nhau chào nhau trước. Sau đó, người cấp bậc thấp hơn giới
thiệu những người cùng đi, rồi người có cấp bậc cao hơn giới thiệu
thành phần đoàn của mình. Sau khi tất cả đã làm quen với nhau thì mới
bắt tay, cái bắt tay ngắn, nhẹ nhàng và khi bắt tay nhìn thẳng vào nhau.
Lời khen
Sử
dụng lời khen hoàn toàn không thừa, nhưng chú ý đừng để quá thô thiển.
Trong công việc cũng như trong cuộc sống thường nhật, càng tránh được
việc đề cập cụ thể về diện mạo, trang phục… trong lời khen bao nhiêu
càng tốt bấy nhiêu. Nếu muốn tán dương một chút thì tốt nhất chỉ nên đề
cập tới những thành tích của họ, ưu điểm tính cách của họ, tinh thần
hợp tác của họ…
Coi trọng phụ nữ
Thông
lệ “Ladies First” chỉ áp dụng trong cuộc sống thường nhật. Trong quan
hệ làm ăn thì thông lệ là cấp dưới nể vì cấp trên. Ngày nay, cả nam lẫn
nữ đều có thể là người mở cửa cho người khác hay giúp người khác mặc áo
choàng, chỉ không ai được từ chối nhận cử chỉ đó.
Đi cùng xe
Nếu
được đối tác mời đi cùng trong xe - do đối tác lái - thì tuyệt đối
không được ngồi ở hàng ghế sau. Nếu đi taxi, vị khách danh dự được dành
cho ngồi ở hàng ghế sau, phía tay phải. Người nào trả tiền taxi thì
ngồi ở phía trước hay ở sau người lái xe.
Cách ứng xử qua điện thoại
Người
gọi đến thường phải chào và xưng danh, tự giới thiệu về mình. Người
được gọi điện thoại thường ít nhất nên xưng tên, không khi nào được sử
dụng ngôi thứ ba để trả lời, chẳng hạn như “Đây là ông Schmidt”. Khi
gọi điện thoại từ các máy điện thoại công cộng không nên nói tên cụ
thể, đề phòng bị nghe trộm.
Trao danh thiếp
Khách
là người đầu tiên trao danh thiếp. Nếu trao cho nhóm người thì người có
cấp bậc cao nhất được trao đầu tiên. Nếu không biết thứ tự cấp bậc của
chủ nhà thì trao danh thiếp cho tất cả, bắt đầu từ người ở bên cạnh
mình. Phải xem danh thiếp trước khi cất đi.
Khu vực riêng tư
Trong
văn phòng, ở hành lang hay khi gặp nhau nên chú ý giữ khoảng cách.
Khoảng cách 60 cm được coi là khu vực dành cho bạn bè thân thiết. Khi
trao đổi về công chuyện làm ăn nên đứng cách nhau khoảng 1 mét nếu chỉ
có hai người, nếu đứng thành nhóm thì khoảng cách từ 1 - 2 mét. Để thể
hiện sự tin cậy, tốt nhất là sử dụng động tác, cách nói và lựa chọn từ
ngữ thích hợp.
Tính chính xác, đúng giờ
Người
Đức quan niệm rằng người lịch sự bao giờ cũng đến đúng giờ. Cả các sếp
cũng vậy. Nếu chủ ý đến muộn để thể hiện cấp bậc của mình thì sẽ phản
tác dụng.
Làm quen
Khi
làm quen chú ý nhấn mạnh những tương đồng để tạo bầu không khí thân
thiện, không nên đề cập đến những chủ đề chính trị hay tôn giáo. Những
nhận xét nên mang tính tích cực, không nên chỉ trích hay phê trách,
không nên lôi kéo hay để bị sa đà vào cuộc tranh luận về vấn đề to
tát.
Nguồn Báo Tuần Tin Tức CHLBD