Người đã lập gia đình không được phép chuyển đổi giới tính

Chủ đề   RSS   
  • #470850 14/10/2017

    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1718 lần


    Người đã lập gia đình không được phép chuyển đổi giới tính

    Đây là một trong những quy định mới nổi bật được đề cập tại Đề cương Dự thảo Luật chuyển đổi giới tính dự kiến có hiệu lực từ ngày 01/01/2019.

    Theo đó, để được chuyển đổi giới tính phải đáp ứng đủ 04 điều kiện sau:

    1. Có giới tính sinh học hoàn thiện.

    2. Được kiểm tra tâm lý theo bảng chuẩn và có xác nhận của chuyên gia tâm lý và bác sĩ tâm thần về mong muốn có giới tính khác với giới tính sinh học hoàn thiện và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

    3. Từ đủ 18 tuổi trở lên.

    4. Là người độc thân.

    Nội dung kiểm tra tâm lý và triệu chứng đối với người có mong muốn chuyển đổi giới tính như sau:

    Kiểm tra về tâm lý:

    - Có mong muốn giới tính khác với giới tính sinh học đã được định hình chính xác hiện hay không;

    - Có từng thử ăn mặc trái với giới tính sinh học đã được định hình chính xác hiện có không;

    - Có cảm thấy thích thú với giới tính mới khi thử đóng vai hoặc tưởng tượng không;

    - Có thích thú đặc biệt đối với các đồ chơi, trò chơi, hoặc các hoạt động của giới tính khác với giới tính sinh học đã được định hình chính xác không;

    - Có ưu thích tham gia đồng đội với các bạn khác giới không;

    - Có thường xuyên từ chối, không thích trò chơi, hoạt động của người cùng giới tính sinh học đã được định hình chính xác không;

    - Có không thích bộ phận sinh dục của bản thân không;

    - Có mong muốn có bộ phận sinh dục khác với bộ phận sinh dục hiện đang có không.

    Kiểm tra về triệu chứng:

    - Xuất hiện từ 02 triệu chứng trở lên trong thời gian 06 tháng các triệu chứng sau đây:

    - Mong muốn có giới tính khác;

    - Ghét bỏ bộ phận sinh dục của bản thân hoặc mong nó không phát triển;

    - Mong muốn có đặc điểm sinh học của giới tính khác;

    - Mong muốn được đối xử trái với giới tính sinh học đã được định hình chính xác hiện có;

    - Tin rằng cảm xúc và phản ứng của mình là phù hợp với giới tính mong muốn.

    Điều kiện để công nhận chuyển đổi giới tính

    Khi thuộc một trong các trường hợp sau:

    - Đã điều trị nội tiết tố liên tục trong thời gian ít nhất 02 năm.

    - Phẫu thuật ngực hoặc/ phẫu thuật bộ phận sinh dục theo giới tính khác với giới tính sinh học hoàn thiện.

    Sau khi được công nhận đã chuyển đổi giới tính , người được công nhận thay đổi tên, giới tính theo pháp luật về hộ tịch

    Các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành quy định thế nào về việc chuyển đổi giới tính?

    1. Hiến pháp 2013 (Điều 14, 16) ghi nhận quyền sống thật với giới tính của mình là quyền con người, quyền công dân.

    2. Bộ luật dân sự 2015 (Điều 37) quy định về việc chuyển đổi giới tính

    3. Luật hôn nhân gia đình 2014: chưa có cơ chế công nhận người chuyển giới và chưa có cơ chế cho việc thay đổi hộ tịch đối với người chuyển giới.

    Nếu người chuyển giới chưa thực hiện phẫu thuật chuyển giới và chưa có thay đổi về hộ tịch thì không được phép kết hôn với người cùng giới tính.

    Cụ thể trong Luật Hôn nhân gia đình:

    - Khoản 1 Điều 9. Điều kiện kết hôn:Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên”;

    - Khoản 5 Điều 10. Những trường hợp cấm kết hôn: “Giữa những người cùng giới tính.

    4. Luật Hộ tịch 2014:

    Hiện nay, theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 Luật hộ tịch thì việc “Thay đổi họ, chữ đệm và tên của cá nhân trong nội dung khai sinh đã đăng ký khi có căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự”.

    Theo quy định tại Điều 28 Bộ luật Dân sự 2015:

    “1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây:

    e) Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính;…

    - Điều 30 Luật Hộ tịch: “Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật liên quan đến thay đổi hộ tịch của cá nhân theo quy định tại khoản 2 Điều 3 của Luật này, , cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản kèm theo trích lục bản sao quyết định đến Ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký hộ tịch của cá nhân để ghi vào Sổ hộ tịch; ….”.

    Như vậy: Người xác định lại giới tính đã có cơ sở pháp lý để thay đổi lại giới tính theo Luật Hộ tịch.

    5. Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 và Thông tư 140/2015/TT-BQP: quy định tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ không quy định đối với người chuyển giới.

    Như vậy mặc nhiên người chuyển giới vẫn thuộc đối tượng thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc.

    6. Luật Thi hành Tạm giữ, tạm giam 2015: về cơ bản, Luật này đã hài hòa với Bộ luật Dân sự: Người chuyển giới có thể được giam giữ ở buồng riêng, cụ thể được quy định tại các điều:

    - Khoản 5 Điều 4: Nguyên tắc quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam

    - Khoản 2 Điều 16: Tiếp nhận người bị tạm giữ, người bị tạm giam;

    - Khoản 4 Điều 18: Phân loại quản lý người bị tạm giữ, người bị tạm giam

    Tuy nhiên, cần thống nhất với Luật Hộ tịch có quy định về việc kiểm tra thân thể đối với người chuyển giới

    7. Luật thi hành án hình sự 2010

    Khoản 2, Khoản 3 Điều 27. Giam giữ phạm nhân quy định:

    “2. Trong các khu giam giữ quy định tại khoản 1 Điều này, những phạm nhân dưới đây được bố trí giam giữ riêng:

    a) Phạm nhân nữ;

    b) Phạm nhân là người chưa thành niên;

    c) Phạm nhân là người nước ngoài;

    d) Phạm nhân là người có bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm;

    đ) Phạm nhân có dấu hiệu bị bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình trong thời gian chờ quyết định của Tòa án;

    e) Phạm nhân thường xuyên vi phạm nội quy, quy chế trại giam.

    3. Trong trại tạm giam, những phạm nhân quy định tại điểm a và e khoản 2 Điều này được bố trí giam giữ riêng”.

    Dự kiến trong Luật chuyển đổi giới tính sẽ quy định người đã sử dụng hoóc môn liên tục trong 02 năm hoặc người thực hiện chuyển đổi giới tính một phần (phẫu thuật ngực) hoặc thực hiện chuyển đổi giới tính hoàn toàn (phẫu thuật ngực và bộ phận sinh dục) sẽ được thực hiện thay đổi giấy tờ hộ tịch và các giấy tờ khác có liên quan. Như vậy, trường hợp người thực hiện chuyển đổi giới tính đã sử dụng hoóc môn liên tục trong 02 năm hoặc phẫu thuật một phần (phẫu thuật ngực) nếu có hành vi vi phạm pháp luật và bị thi hành án phạt tù thì việc giam giữ người này sẽ thế nào? Nếu giam chung những người này với những người có cùng giới tính trên giấy tờ hộ tịch rất dễ dẫn đến khả năng người này bị lạm dụng tình dục hoặc các hành vi bất lợi khác do cơ thể sinh học không giống nhau. Do vậy, đề nghị cân nhắc sửa đổi Khoản 2, Khoản 3 Điều 27. Giam giữ phạm nhân theo hướng những người chuyển đổi giới tính một phần được giam giữ riêng.

    Mời các bạn xem chi tiết tại file đính kèm.

     
    10217 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn trang_u vì bài viết hữu ích
    admin (03/04/2023) myduyen1312 (16/10/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #471100   16/10/2017

    myduyen1312
    myduyen1312
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/11/2014
    Tổng số bài viết (177)
    Số điểm: 1315
    Cảm ơn: 184
    Được cảm ơn 38 lần


    Bài viết rất thú vị  bạn ah. Kể cũng ngộ, nhiều người lập gia đình, về chung sống đời sống vợ - chồng với người khác rồi khi đó có lẽ mới phát hiện được giới tính thực sự của mình và muốn sống thật với giới tính đó, khi đó lại bị pháp luật ràng buộc không được chuyển đổi giới tính. Kiểu này chắc trước khi quen và kết hôn với ai phải buộc họ đảm bảo chắc chắn về giới tính của mình để tránh trường hợp này xảy ra quá kkkk

    Cập nhật bởi myduyen1312 ngày 16/10/2017 01:48:27 CH

    be positive always

     
    Báo quản trị |  
  • #471120   16/10/2017

    Việc ngăn cấm này cũng hạn chế việc ly hôn của vợ chồng vì lý do muốn thay đổi giới tính. Tuy nhiên, nhiều người bất chấp ly hôn để được phẫu thuật chuyển giới. Vấn đề là người còn lại không biết sẽ ra sao khi lỡ kết hôn với một người như thế.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn yenhuong94 vì bài viết hữu ích
    ngocanhhcm (21/10/2017)
  • #471132   16/10/2017

    yenlinh2010
    yenlinh2010
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Thái Bình, Việt Nam
    Tham gia:12/04/2017
    Tổng số bài viết (309)
    Số điểm: 2473
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 56 lần


    Theo mình thì đã quy định được phép chuyển đổi giới tính thì việc ngăn cấm người đã kết hôn không được chuyển đổi giới tính hơi bất công, nhiều khi kết hôn rồi người ta mới cảm thấy mình không phù hợp với giới tính hiện tại hoặc có khi bị gia đình ép buộc kết hôn để nhằm muốn con cái sống theo vẻ bề ngoài của họ. Thôi thì pháp luật mà có quy định như thế ai có dự định kết hôn nhớ xem xét kỹ :)

     
    Báo quản trị |  
  • #471147   16/10/2017

    Việc này cũng phù hợp thôi, bây giờ rất nhiều người có gia đình rồi mới bắt đầu sinh tật và sang giới tính thứ ba, việc này dẫn đến nhiều hệ lụy xấu về xã hội cũng như đạo đức, quan hệ gia đình. Mặc dù biết là xã hội ngày càng phát triển hội nhập nhưng về việc này phải quản lý chặt để tránh rối loạn

     
    Báo quản trị |  
  • #591979   29/09/2022

    Người đã lập gia đình không được phép chuyển đổi giới tính

    Cảm ơn thông tin bài viết bạn đã cung cấp rất hữu ích. Việc thừa nhận chuyển đổi giới tính không chỉ giúp người chuyển giới từ nay có thể thực hiện phẫu thuật với chi phí hợp lý, an toàn ngay tại Việt Nam, mà còn là một bước tiến quan trọng của pháp luật trong việc thừa nhận sự tồn tại và bình đẳng của người chuyển giới được sống là chính mình.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #592791   26/10/2022

    Người đã lập gia đình không được phép chuyển đổi giới tính

    Cảm ơn chia sẻ của tác giả, theo TS Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cho biết, hiện có hơn 60 quốc gia đã hợp pháp hóa việc thay đổi giới tính, trong đó có 10 quốc gia Châu Á. Tại Việt Nam, hiện có khoảng 270.000 - 300.000 người mong muốn được chuyển đổi giới tính. Trên thực tế, người chuyển giới gặp rất nhiều khó khăn trong đời sống, việc làm, tiếp cận y tế, an sinh xã hội… Do đó, nếu người chuyển giới đã có gia đình thì sẽ làm phát sinh rất nhiều vấn đề pháp lý khác bao gồm hôn nhân, gia đình, lý lịch tư pháp,... nên mình nghĩ người đã có gia đình thì không được chuyển giới.

     
    Báo quản trị |  
  • #595146   01/12/2022

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1140)
    Số điểm: 8310
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 93 lần


    Người đã lập gia đình không được phép chuyển đổi giới tính

    Mình cảm thấy vô cùng thích thú với bài viết của bạn, hiện nay, luật chuyển đổi giới tính vẫn chưa được thông qua. Tuy nhiên, dưới góc nhìn cá nhân của bản thân mình thì mình cảm thấy quy định này không phát huy được quyền công dân, quyền mưu cầu hạnh phúc của mỗi cá nhân. Chính vì vậy, cần phải cân nhắc kỹ, lấy ý kiến từ nhiều phía để đảm bảo quy định thực sự phù hợp với thực tế. Cảm ơn bạn.

     
    Báo quản trị |  
  • #597978   30/01/2023

    haohao2912
    haohao2912
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:11/07/2018
    Tổng số bài viết (292)
    Số điểm: 2618
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 33 lần


    Người đã lập gia đình không được phép chuyển đổi giới tính

    Cảm ơn thông tin hữu ích từ bạn! Giới tính hiện nay được pháp luật là giới tính sinh học của con người. Ngoài giới tính sinh học, con người còn bản dạng giới, khi họ phát hiện và muốn sống theo giới tính mà mình mong muốn nhưng bị ràng buộc bởi pháp luật. Việc thay đổi giới tính theo mong muốn của họ phải chăng là quyền con người? 

     
    Báo quản trị |  
  • #598238   31/01/2023

    Người đã lập gia đình không được phép chuyển đổi giới tính

    Cám ơn tác giả đã có bài viết chia sẻ thông tin rất hữu ích và thực tế, đối với người chuyển giới thì cần phải hiểu rõ các quy định liên quan để tránh làm mất quyền lợi hoặc vi phạm pháp luật, làm mất thời gian và tiền bạc cảu bản thân.

     

     
    Báo quản trị |