Ngoại tình bị xử lý hình sự: Cần hiểu cho đúng

Chủ đề   RSS   
  • #469331 30/09/2017

    lskhacdo

    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/01/2016
    Tổng số bài viết (76)
    Số điểm: 1154
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 89 lần


    Ngoại tình bị xử lý hình sự: Cần hiểu cho đúng

    “NGOẠI TÌNH” BỊ XỬ LÝ HÌNH SỰ: CẦN HIỂU CHO ĐÚNG

    Luật sư Đoàn Khắc Độ

    Khi BLHS 2015 được ban hành, không ít người quan tâm đến hành vi “vi phạm chế độ một vợ, một chồng” tại Điều 182.

    Vấn đề này, có nhiều ý kiến của các chuyên gia, luật sư trên báo, đài. Có ý kiến cho rằng đây là quy định mới. Có ý kiến lại cho rằng: Điều 182 BLHS trái với Luật hôn nhân và gia đình (Luật HN&GĐ). Vì Luật HN&GĐ cho phép phụ nữ có con ngoài giá thú....v.v....

    Thực ra quy định này không phải mới và không hề trái với Luật HN&GĐ. Ý kiến trên đã đồng nhất hành vi “có con ngoài giá thú” với hành vi “chung sống như vợ chồng”. Điều này hoàn toàn không đúng.

    Trước hết cần nói về quy định “chế độ hôn nhân một vợ, một chồng” qua các thời kỳ, sau đó mới đến quy định về trách nhiệm hình sự đối với hành vi vi phạm chế độ một vợ, một chồng.

    I. VỀ QUY ĐỊNH “CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN MỘT VỢ, MỘT CHỒNG” QUA CÁC THỜI KỲ

    Cho đến nay, Việt Nam đã có 04 Luật HN&GĐ qua các thời kỳ (Luật HN&GĐ 1959, 1986, 2000, 2014). Pháp luật hôn nhân và gia đình qua các thời kỳ này đều chỉ chấp nhận chế độ hôn nhân một vợ, một chồng. 

    (riêng đối với các đối tượng là cán bộ, bộ đội tập kết ra Bắc thì được điều chỉnh bởi TT 60/TATC ngày 22/2/1978).

    Đối với Luật HN&GĐ 1959, khi có hiệu lực (13/01/1960) chỉ áp dụng ở miền Bắc, vì miền Nam lúc đó chưa thống nhất. Đến ngày 25/3/1977, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị quyết 76-CP về việc Thi hành và Xây dựng luật thống nhất trên cả nước.

    Do đó Luật HN&GĐ 1959 chỉ áp dụng ở miền Nam từ ngày 25/3/1977. Như vậy là trước 25/3/1977, ở miền Nam, những người có nhiều vợ, nhiều chồng vẫn được chấp nhận.

    Tóm lại: Ở Việt Nam từ trước tới giờ, pháp luật đều quy định chế độ hôn nhân một vợ, một chồng, chứ không phải mới quy định.

    II. TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐỐI VỚI HÀNH VI “VI PHẠM CHẾ ĐỘ MỘT VỢ, MỘT CHỒNG”

    Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng đã được quy định trong BLHS 1985 (Điều 144), BLHS 1999 (Điều 147), và nay quy định trong BLHS 2015 (Điều 182).

    Rõ ràng là Tội này không phải là tội mới. BLHS 2015 chỉ quy định lại các trường hợp phạm tội rõ ràng, cụ thể hơn mà thôi. Nhưng về bản chất thì không có gì thay đổi.

    Để xử lý trách nhiệm hình sự về tội này thì hành vi phải thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm. Trong đó phải có hành vi bắt buộc là: “chung sống như vợ chồng”.

    VẬY NHƯ THẾ NÀO LÀ “CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG”?

     

    Để đánh giá hành vi “chung sống như vợ chồng” không phải dựa vào cảm tính, mà phải căn cứ quy định của pháp luật. Mà trước hết là phải căn cứ Luật HN&GĐ và văn bản hướng dẫn. Bởi vì đây là luật trực tiếp điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình. Ngoài ra còn căn cứ văn bản hướng dẫn BLHS về tội này để áp dụng. Văn bản hướng dẫn BLHS cũng phải trên cơ sở quy định của pháp luật về HN&GĐ, chứ không thể hướng dẫn khác đi được.

    Tại điểm d, mục 1, TTLT số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP, hướng dẫn cụ thể:

    “ Được coi nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng, nếu họ có đủ điều kiện để kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    - Có tổ chức lễ cưới khi về chung sống với nhau;
    - Việc họ về chung sống với nhau được gia đình (một bên hoặc cả hai bên) chấp nhận;
    - Việc họ về chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến;
    - Họ thực sự có chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình.

    Theo quy định trên thì hai người nam và nữ chỉ cần thỏa mãn 01 trong 04 trường hợp trên thì coi là “chung sống với nhau như vợ chồng”. Quy định này thể hiện rõ hai yếu tố là “chung sống với nhau” và “coi nhau như vợ chồng”.

    Tại tiểu mục 3.1, mục 3 TTLT 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC, hướng dẫn Điều 147 BLHS 1999, quy định: 

    “Chung sống như vợ chồng là việc người đang có vợ, có chồng chung sống với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà lại chung sống với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ một cách công khai hoặc không công khai nhưng cùng sinh hoạt chung như một gia đình. Việc chung sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung đã được gia đình cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó...”

    Quy định này xây dựng trên cơ sở của điểm d, mục 1, TTLT số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP nói trên, đồng thời đưa ra một số trường hợp để chứng minh “chung sống như vợ chồng” như: có con chung, có tài sản chung,...

    Điều này không có nghĩa là hễ “có con chung” thì coi là “chung sống như vợ chồng” hoặc không “có con chung” thì không coi là “chung sống như vợ chồng”.
    “Có con chung” hay “có tài sản chung” không phải là yếu tố bắt buộc, mà yếu tố bắt buộc là “chung sống” và “coi nhau như vợ chồng”.

    Có người “chung sống với nhau như vợ chồng” nhưng không “có con chung”. Có người “có con chung” nhưng không “chung sống” hoặc có “chung sống” nhưng không “coi nhau là vợ chồng”.

    Ví dụ 1: Ở quê, có nhiều chị lớn tuổi nhưng không có chồng. Họ muốn “tự túc” đứa con để đỡ hiu quạnh khi tuổi già. Và họ đã có con với người đàn ông đã có gia đình. Rõ ràng ở đây không có yếu tố “chung sống với nhau như vợ chồng” nên cả hai người đều không vi phạm chế độ một vợ, một chồng.

    Ngoài ra, còn phải xét đến yếu tố lỗi là: “biết rõ người mình chung sống đang có vợ, có chồng”.

    Ví dụ 2: một anh đẹp trai, hào hoa, thuộc trường hợp “Nó ở ngoài quê có dzợ rồi!”, vào mần ăn ở Sài Gòn. Gặp chị A, tuổi cũng sồn sồn. Anh này nói dối là chưa có vợ. Sau đó hai người thuê nhà trọ chung sống với nhau như vợ chồng, có con. Ở đây chị A không biết là anh ấy “đang có vợ” nên không phạm Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng. (còn người đàn ông này có phạm tội hay không thì tùy từng trường hợp).

    Tóm lại: nói thì dài dòng vậy, nhưng tóm gọn lại chỉ 02 cụm từ “chung sống”, “coi nhau như vợ chồng”.

    Trường hợp không có 01 trong 02 yếu tố “chung sống” và “coi nhau như vợ chồng” thì coi như không vi phạm chế độ một vợ, một chồng.

    Trường hợp họ “chung sống với nhau như vợ chồng” nhưng không biết người kia đang có vợ, có chồng thì cũng không phạm Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng.

    Hành vi “chung sống với nhau như vợ chồng” nhưng không gây ra hậu quả là: “làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn” và trước đây (đã) “chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này”, thì không phạm Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng.

    Luật sư Đoàn Khắc Độ, Giám đốc Công ty Luật TNHH Đại Đức

    Điện thoại: 0903 168 986

    Email: do@luatdaiduc.vn

    Website: www.luatdaiduc.vn

     
    2584 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #549812   24/06/2020

    Hành vi khách quan của tội phạm này là hành vi của người đang có vợ, có chồng hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ. Vấn đề pháp lý mấu chốt là cách giải thích như thế nào là chung sống như vợ chồng.

     
    Báo quản trị |  
  • #550027   26/06/2020

    Vi phạm chế độ một vợ, một chồng thì có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm tuỳ từng trường hợp cụ thể nếu gây ra hậu quả không nghiêm trọng; còn trong trường hợp gây ra hậu quả nghiêm trọng làm chết người hoặc vẫn duy trì mặc dù đã có sự quyết định của Toà án yêu cầu chấm dứt.

     
    Báo quản trị |  
  • #552027   17/07/2020

    Hiện nay, vấn đề này xảy ra phổ biến nhưng rất ít các bản án liên quan đến vấn đề này quyết định tử hình một cá nhân nào đó vi phạm chế độ một vợ, một chồng bằng hình thức tử hình. Quy định này chỉ mang tính chất nhầm răng đe.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #556633   31/08/2020

    nghuynhminhkhoi
    nghuynhminhkhoi
    Top 200


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/06/2020
    Tổng số bài viết (388)
    Số điểm: 2231
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 22 lần


    Việc xây dựng Luật pháp là như vậy tuy nhiên hiện nay vấn nạn ngoia5 tình xảy ra rất là nhiều tuy nhiên trên thực tế mang ra xét xử thì rất là hiếm. có chăng chính là trong quá trình xảy ra ghen tuông, dẫn đến hành hung xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng thì mới bị truy tố hình sự.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #556654   31/08/2020

    ntnanh2006
    ntnanh2006
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/06/2020
    Tổng số bài viết (171)
    Số điểm: 1290
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 8 lần


    Cảm ơn bạn vì bài viết rất hữu ích Hiện nay tình trạng ngoại tình xảy ra phổ biến và ngày càng nhiều nhưng rất ít các bản án liên quan đến vấn đề này. Quy định này chỉ mang tính chất nhằm rang đe chứ thực tế vẫn chưa được áp dụng rộng rãi.

     

     
    Báo quản trị |