Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 cụ thể như sau:
“Điều 34. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con
1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.”
Đồng thời Khoản 3 Điều 157 Bộ Luật lao động 2012 có quy định về nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương như sau:
“3. Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thỏa thuận với người sử dụng lao động.”
Như vậy, khi sinh con thì phụ nữ được nghỉ việc và hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Khi nghỉ hết 6 tháng thai sản mà muốn nghỉ thêm thì có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động. Nếu người sử dụng lao động đồng ý, có thể nghỉ thêm. Tuy nhiên, trong thời gian này, cơ quan bảo hiểm không trả trợ cấp và nhà trường cũng không có nghĩa vụ trả lương.
Hơn nữa, tại Khoản 1 Điều 41 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định thì ngay sau thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản, trong khoảng 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì mới được làm chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.