Nghị Quyết 05/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 234, Điều 244 BLHS 2015

Chủ đề   RSS   
  • #507597 14/11/2018

    quytan2311
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/04/2016
    Tổng số bài viết (513)
    Số điểm: 4889
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 157 lần


    Nghị Quyết 05/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 234, Điều 244 BLHS 2015

    Vừa qua, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành Nghị quyết 05/2018/ND-HĐTP hướng dẫn Điều 234 về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã, Điều 244 về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm của Bộ luật Hình sự 2015.
     
    Nội dung nổi bật tại hướng dẫn lần này là để xác định một số hành vi diễn ra trước ngày 01/01/2018 và diễn ra sau đó đối với việc tàng trữ cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống hoặc sản phẩm của động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm. Cụ thể hơn:
     
    Nếu tàng trữ trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống hoặc sản phẩm của động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm kể từ 0 giờ 00 phút ngày 01 tháng 01 năm 2018 (ngày Bộ luật Hình sự có hiệu lực thi hành) mà đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì tùy từng trường hợp cụ thể mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 234 hoặc Điều 244 của Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017).
     
    Đối với các hành vi quy định như trên mà được thực hiện trước 01/01/2018 thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trừ trường hợp tàng trữ cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống hoặc sản phẩm của động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm nhằm mục đích buôn bán, thu lợi bất chính.
     
    Bên cạnh đó, Nghị quyết 05 cũng hướng dẫn trong trường hợp vừa có hành vi chiếm đoạt cá thể, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm sau đó lại thực hiện một trong các hành vi vi phạm quy định tại Điều 234 hoặc Điều 244 của Bộ luật Hình sự thì sẽ bị xử lý như sau:
     
    Nếu sau khi chiếm đoạt xong và thực hiện tiếp hành vi như Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của loài động vật nguy cấp, quý, hiếm... thì có thể bị truy cứu hai tội danh.
     
    Ví dụ: A trộm 10 kilôgam ngà voi trị giá 130 triệu đồng, sau đó A đi bán cho Nguyễn Văn B thì bị bắt quả tang. A sẽ bị truy cứu về tội trộm cắp tài sản và tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm.
     
    Tuy nhiên, nếu trường hợp nếu như A trộm xong nhưng đang trên đường vận chuyển đi tiêu thụ mà bị bắt thì chỉ bị truy tố về tội trộm cắp tài sản.
     
    1868 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận