Nếu luật pháp ngày nay thì 2 người nam nữ này phạm tội gì? (Mình lấy 1 vụ án trong 1 phim kiếm hiệp)

Chủ đề   RSS   
  • #194481 18/06/2012

    kyhuuphat123
    Top 200
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/12/2010
    Tổng số bài viết (462)
    Số điểm: 14915
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 170 lần


    Nếu luật pháp ngày nay thì 2 người nam nữ này phạm tội gì? (Mình lấy 1 vụ án trong 1 phim kiếm hiệp)


    http://www.youtube.com/watch?v=bOl_ZjXvQwE

    Các bạn cứ xem clip như là giải trí đi(bởi vì nội dung hơi dài 11 phút).

    Mình thắc mắc 2 chỗ này. Nếu các bạn muốn thì giải đáp không thì không sao.

    1) Về luật pháp hồi xưa: Tại sao nhân vật nữ đó phải bị án chém đầu mặc dù người nữ đó không giết người?.

    Còn nhân vật nam thì theo luật hồi xưa là giết người đền mạng là hợp lý rùi.

    2) Nếu theo luật pháp hiện nay thì nhân vật nam đó phạm tội gì? Hình phạt ra sao? Còn nhân vật nữ phạm tội gì? Hình phạt ra sao?

     
    13251 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #196012   23/06/2012

    kyhuuphat123
    kyhuuphat123
    Top 200
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/12/2010
    Tổng số bài viết (462)
    Số điểm: 14915
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 170 lần


    Hi Hi không ai xem giải trí rùi trả lời giúp mình sao ^^!

     
    Báo quản trị |  
  • #196108   23/06/2012

    thuonggia78
    thuonggia78
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/10/2011
    Tổng số bài viết (235)
    Số điểm: 5136
    Cảm ơn: 305
    Được cảm ơn 400 lần


    Theo luật pháp ngày nay thì người đàn ông phạm tội giết người vượt quá giới hạn phòng vệ ( hoặc tội vô ý giết người), còn người phụ nữ phạm tôi không tố giác tội phạm.

    Ra tòa chắc cũng chỉ đi tù khoảng hơn 10 năm, cải tạo tốt thì khoảng 6,7 năm qua vài cái ân xá là về. hề hề

    Hoàng Thanh - Chuyên viên Tư vấn và Đào tạo về Quản trị kinh doanh

     
    Báo quản trị |  
  • #196159   24/06/2012

    kyhuuphat123
    kyhuuphat123
    Top 200
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/12/2010
    Tổng số bài viết (462)
    Số điểm: 14915
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 170 lần


    Cám ơn bạn đã góp vui.

    Nhưng còn sau đó phóng hỏa hủy thi diệt tích thì tính như thế nào đây?

    Vụ này làm cho mình nhớ đến Nguyễn Đức Nghĩa sau khi giết người xong cũng hủy thi diệt tích=> Bị tử hình.

    Thì vụ này liệu có được xem là giết người vượt quá giới hạn phòng vệ ( hoặc tội vô ý giết người) như bạn nói không bởi vì mình thấy tương tự như Nguyễn Đức Nghĩa?

    À theo bạn thì tại sao luật pháp hồi xưa nhỏ con gái đó cũng bị phán tử hình vậy?

     
    Báo quản trị |  
  • #244603   20/02/2013

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    Theo luật xưa thì người phụ nữ đó ko giết nhưng vẫn phạm tội và bị tử hình bởi vì xét về tình tiết, người ta xem người phụ nữ đó là đồng phạm tội giết người. Mà đồng phạm thì cũng như người thực hành (đây là mình nói theo ngôn ngữ hiện đại nhé. Còn theo ngôn ngữ pháp luật phong kiến thì mình không nhớ chính xác lắm).

    Theo mình trường hợp này cũng không được coi là giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Bởi lẽ, xét về tính chất hành vi xâm hại của nạn nhân thì không thể đe dọa tới tính mạng của người đàn ông kia, và cũng khó có thể gây thương tích nặng. Hơn nữa, xét về tính chất hành vi phạm tội thì Người đàn ông này phạm tội giết người, với lỗi cố ý gián tiếp. Dù không mong muốn hậu quả nhưng chấp nhận hậu quả. Người đàn ông này được hưởng tình tiết giảm nhẹ là do phòng vệ chính đáng (theo điều 46 BLHS).

    Đối với hành vi đốt xác, xóa dấu vết, người phụ nữa kia có sự giúp sức tích cực. Việc đốt xác  là hành vi liền ngay sau hành vi giết người, mục đích để che giấu tội phạm giết người. Hành vi này là một tình tiết tăng nặng TNHS tại điểm o khoản 1 Điều 48 BLHS.

    Trên đây là ý kiến sơ bộ của mình về vấn đề này. Nếu bạn muốn trao đổi thêm vấn đề gì có thể phản hồi lại.

    Trân trọng!

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn anhdv352 vì bài viết hữu ích
    kyhuuphat123 (21/02/2013) ngocloan1990 (27/06/2013)
  • #272056   27/06/2013

    ngocloan1990
    ngocloan1990
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/06/2013
    Tổng số bài viết (486)
    Số điểm: 3699
    Cảm ơn: 235
    Được cảm ơn 230 lần


    anhdv352 viết:

    Theo luật xưa thì người phụ nữ đó ko giết nhưng vẫn phạm tội và bị tử hình bởi vì xét về tình tiết, người ta xem người phụ nữ đó là đồng phạm tội giết người. Mà đồng phạm thì cũng như người thực hành (đây là mình nói theo ngôn ngữ hiện đại nhé. Còn theo ngôn ngữ pháp luật phong kiến thì mình không nhớ chính xác lắm).

    Theo mình trường hợp này cũng không được coi là giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Bởi lẽ, xét về tính chất hành vi xâm hại của nạn nhân thì không thể đe dọa tới tính mạng của người đàn ông kia, và cũng khó có thể gây thương tích nặng. Hơn nữa, xét về tính chất hành vi phạm tội thì Người đàn ông này phạm tội giết người, với lỗi cố ý gián tiếp. Dù không mong muốn hậu quả nhưng chấp nhận hậu quả. Người đàn ông này được hưởng tình tiết giảm nhẹ là do phòng vệ chính đáng (theo điều 46 BLHS).

    Đối với hành vi đốt xác, xóa dấu vết, người phụ nữa kia có sự giúp sức tích cực. Việc đốt xác  là hành vi liền ngay sau hành vi giết người, mục đích để che giấu tội phạm giết người. Hành vi này là một tình tiết tăng nặng TNHS tại điểm o khoản 1 Điều 48 BLHS.

    Trên đây là ý kiến sơ bộ của mình về vấn đề này. Nếu bạn muốn trao đổi thêm vấn đề gì có thể phản hồi lại.

    Trân trọng!

    Chào bạn anhdv352 !

    Nếu có tình tiết phòng vệ chính đáng thì phải thuộc tôi giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng vì đây là tình tiết định khung hình phạt.

    Bạn có thể giải thích thêm vì sao không thuộc tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hay không ?

    Trân trọng !

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ngocloan1990 vì bài viết hữu ích
    xiu123 (18/07/2014)
  • #244868   21/02/2013

    kyhuuphat123
    kyhuuphat123
    Top 200
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/12/2010
    Tổng số bài viết (462)
    Số điểm: 14915
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 170 lần


    Bạn anhdv352 thân mến.

    Vậy người phụ nữ và người đàn ông này tổng cộng phạm bao nhiêu tội theo luật hiện đại?

    Mình suy đoán:

    Người phụ nữ: Không tố giác tội phạm, hủy thi diệt tích(chủ mưu).

    Người đàn ông: Cố ý làm chết người, hủy thi diệt tích(đồng phạm)

    Mình suy đoán vậy đúng không? Mình không phải sinh viên luật nên không biết nhiều đâu

    Vậy hình phạt cho 2 người nam nữ này là bao nhiêu năm tù?

     

    Ngoài lề:

    Thật tội nghiệp cho phụ nữ này trong phim. Chỉ 1 suy nghĩ sai lầm mà phải trả giá bằng mạng sống của mình.  Thế là gia đình của người phụ nữ đó mất đi một đại tỷ(chị cả trong gia đình có nhiều anh chị em). Đây là vụ án trong phim mà mình khó chịu nhất bởi vì theo mình(suy nghĩ hiện đại) tội của con nhỏ Hương Thủy là chưa đáng phải chết cùng lắm là bị đi đày, 20 năm tù hoặc tù chung thân. Theo bạn thì người phụ nữ này có đáng thương không?

     

     
    Báo quản trị |  
  • #244883   21/02/2013

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    Mình đã nói ở trên rồi mà. Cả hai người đều phạm tội Giết người (Điều 93 BLHS). Đối với hành vi đốt xác nhằm che giấu tội phạm thì chỉ được coi là tình tiết tăng nặng TNHS thôi,

    Đối với hình phạt. Theo mình nghĩ thì thế này:

    Với hành vi giết người. Chàng thanh niên này chỉ dùng viên đá, đập vào đầu người phụ nữ kia. Xác định người phụ nữ đó đã chết. Sau đó họ mới có hành vi phi tang xác để che giấu việc phạm tội. Như vậy hành vi này không được coi là tình tiết giết người man rợ. MÀ chỉ có thể coi là có thủ đoạn xảo quyệt.... để nhằm che giấu tội phạm. Đây là tình tiết tăng nặng TNHS theo điều 48 BLHS hiện hành.

    Do đó, 2 người này phạm tội theo khoản 2 Điều 93 BLHS, mức cao nhất của khung là 15 năm tù.

    Đối với người phụ nữa kia thì ko phải phạm tội che giấu tội phạm. Vì hành vi che giấu tội phạm đó là nhằm giúp sức cho người đàn ông kia, trốn tránh TN. Hành vi của người phụ nữ đã cấu thành tội giết người với vai trò giúp sức. Theo nguyên tắc là 1 hành vi ko thể bị xử 2 lần, do đó, người phụ nữ ko phạm tội che giấu tội phạm.

    Mức cụ thể còn tùy từng người xem xét. Nhưng nếu theo luật hiện hành thì theo mình chưa tới mức tử hình.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn anhdv352 vì bài viết hữu ích
    kyhuuphat123 (21/02/2013)
  • #272088   27/06/2013

    ngocloan1990
    ngocloan1990
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/06/2013
    Tổng số bài viết (486)
    Số điểm: 3699
    Cảm ơn: 235
    Được cảm ơn 230 lần


     

    Chào bạn anhdv352  !

    Bạn cho tôi hỏi : Trường hợp ngườn đàn ông giết người có tình tiết giảm nhẹ là phòng vệ chính đáng thì tại sao lại không được vào Điều 96.Tội giết người do vựơt quá giới hạn phòng vệ chính đáng ?

    Nói cách khác, khi nào thì việc vượt mức phòng vệ chính đáng là tình tiết giảm nhẹ, khi nào thì được xem là tình tiết định khung ?

    Trân trọng !

    Cập nhật bởi ngocloan1990 ngày 27/06/2013 09:38:15 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #293646   26/10/2013

    kyhuuphat123
    kyhuuphat123
    Top 200
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/12/2010
    Tổng số bài viết (462)
    Số điểm: 14915
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 170 lần


    ngocloan1990 viết:

     

    Chào bạn anhdv352  !

    Bạn cho tôi hỏi : Trường hợp ngườn đàn ông giết người có tình tiết giảm nhẹ là phòng vệ chính đáng thì tại sao lại không được vào Điều 96.Tội giết người do vựơt quá giới hạn phòng vệ chính đáng ?

    Nói cách khác, khi nào thì việc vượt mức phòng vệ chính đáng là tình tiết giảm nhẹ, khi nào thì được xem là tình tiết định khung ?

    Trân trọng !

    Mình gửi câu hỏi này cho bạn anhdv32 và được bạn ấy trả lời. Mình post lại cho bạn xem.

    Vấn đề này, pháp luật hiện nay quy định chưa thực sự rõ ràng, không có mức nhất định cụ thể. Việc áp dụng nó vào tình tiết định tội hay tình tiết giảm nhẹ phần lớn phụ thuộc vào nhận thức của thẩm phán là chính. Thường thì người ta sẽ đánh giá tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội cũng như hành vi xâm hại của nạn nhân để xem xét. Ví dụ như: A nhìn B thấy "ngứa mắt" liền xông vào đánh B. B bị đánh đau, mới nhớ ra, trong túi có mang theo con dao bấm liền rút ra đâm A một nhát, A gục xuống và chết trên đường đi cấp cứu. Ở trường hợp này, ta sẽ thấy giữa tính chất hành vi xâm hại và hành vi phòng vệ thì hành vi phòng vệ quá mức cần thiết, tính chất nghiêm trọng cao. Do đó, thường thì áp dụng vào tội giết người và thêm tình tiết giảm nhẹ thì hợp lý hơn. Ví dụ 2 như: A, B cầm gậy xông vào đánh C, thấy bị đánh, C chạy vào nhà, cầm con dao ra chém bừa là A chết tại chỗ, B bị thương. Trường hợp này áp dụng Điều 96 thì hợp lý. Tuy nhiên, việc lấy ví dụ, phân tích như trên chỉ dựa trên nhận thức chủ quan của bản thân mình thôi. Còn để nói nó có chính xác hay không thì luật không có hướng dẫn cụ thể bạn ạ. Mỗi người sẽ có những tranh luận nhất định dựa trên những lý luận, cách hiểu của mỗi người nên sẽ không khỏi có ý kiến trái chiều bạn ạ.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn kyhuuphat123 vì bài viết hữu ích
    ngocloan1990 (26/10/2013)
  • #293647   26/10/2013

    kyhuuphat123
    kyhuuphat123
    Top 200
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/12/2010
    Tổng số bài viết (462)
    Số điểm: 14915
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 170 lần


    ngocloan1990 viết:

     

    Chào bạn anhdv352  !

    Bạn cho tôi hỏi : Trường hợp ngườn đàn ông giết người có tình tiết giảm nhẹ là phòng vệ chính đáng thì tại sao lại không được vào Điều 96.Tội giết người do vựơt quá giới hạn phòng vệ chính đáng ?

    Nói cách khác, khi nào thì việc vượt mức phòng vệ chính đáng là tình tiết giảm nhẹ, khi nào thì được xem là tình tiết định khung ?

    Trân trọng !

    Mình gửi câu hỏi này cho bạn anhdv32 và được bạn ấy trả lời. Mình post lại cho bạn xem.

    Vấn đề này, pháp luật hiện nay quy định chưa thực sự rõ ràng, không có mức nhất định cụ thể. Việc áp dụng nó vào tình tiết định tội hay tình tiết giảm nhẹ phần lớn phụ thuộc vào nhận thức của thẩm phán là chính. Thường thì người ta sẽ đánh giá tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội cũng như hành vi xâm hại của nạn nhân để xem xét. Ví dụ như: A nhìn B thấy "ngứa mắt" liền xông vào đánh B. B bị đánh đau, mới nhớ ra, trong túi có mang theo con dao bấm liền rút ra đâm A một nhát, A gục xuống và chết trên đường đi cấp cứu. Ở trường hợp này, ta sẽ thấy giữa tính chất hành vi xâm hại và hành vi phòng vệ thì hành vi phòng vệ quá mức cần thiết, tính chất nghiêm trọng cao. Do đó, thường thì áp dụng vào tội giết người và thêm tình tiết giảm nhẹ thì hợp lý hơn. Ví dụ 2 như: A, B cầm gậy xông vào đánh C, thấy bị đánh, C chạy vào nhà, cầm con dao ra chém bừa là A chết tại chỗ, B bị thương. Trường hợp này áp dụng Điều 96 thì hợp lý. Tuy nhiên, việc lấy ví dụ, phân tích như trên chỉ dựa trên nhận thức chủ quan của bản thân mình thôi. Còn để nói nó có chính xác hay không thì luật không có hướng dẫn cụ thể bạn ạ. Mỗi người sẽ có những tranh luận nhất định dựa trên những lý luận, cách hiểu của mỗi người nên sẽ không khỏi có ý kiến trái chiều bạn ạ.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn kyhuuphat123 vì bài viết hữu ích
    ngocloan1990 (26/10/2013)
  • #244977   21/02/2013

    kyhuuphat123
    kyhuuphat123
    Top 200
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/12/2010
    Tổng số bài viết (462)
    Số điểm: 14915
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 170 lần


    Cám ơn bạn nhiều.

    Vậy mình cũng đã hiểu rùi.(Câu trả lời đầu tiên của bạn thì hiểu sơ sơ, còn câu còn lại phân tích kỹ hơn nên mình hiểu rùi)

    PS:

    Mai mốt mình lục mấy vụ án phim kiếm hiệp ra thì bạn(nếu thích) có vui lòng so sánh luật hiện nay không?

    Cập nhật bởi kyhuuphat123 ngày 21/02/2013 10:36:23 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #250691   25/03/2013

    kyhuuphat123
    kyhuuphat123
    Top 200
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/12/2010
    Tổng số bài viết (462)
    Số điểm: 14915
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 170 lần


    Một vụ án khác(mình muốn hỏi về tội hạ độc dân làng để làm tiền)

    Mình có vụ án khác hỏi bạn:

    Đoạn 1:


    http://www.youtube.com/watch?v=Yvq9ggvXyBc

    http://www.youtube.com/watch?v=Yvq9ggvXyBc

    Xem tiếp đoạn 2:


    http://www.youtube.com/watch?v=HUcqrdAkXeg

    http://www.youtube.com/watch?v=HUcqrdAkXeg

    Ở đây nếu ai đã từng xem qua phim Bích Huyết Thanh Thiên Trân Châu Kỳ thì có lẽ đã biết rõ nội dung. Còn nếu ai chưa xem thì mình sẽ nói tóm tắt đoạn mình up lên. Trong 2 đoạn mình up thì nội dung như sau con nhỏ kia muốn hãm hại Cố Tiểu Linh(cô gái làm thầy thuốc) nên buổi tối đã lén bỏ độc vào giếng nước khiến cho cả dân làng bị đau bụng và sau đó con nhỏ hạ độc dùng tiền bạc mua chuộc quan huyện để phán Cố Tiểu Linh bị tội chết.

    ///////////////////////////////////////////

    Ở đây không phân tích câu chuyện giữa con nhỏ hạ độc và Cố Tiểu Linh(cô gái làm thầy thuốc) mà chỉ nói về tội mà ông quan phán cho Cố Tiểu Linh là hạ độc làm tiền dân làng và với tội danh này Cố Tiểu Linh suýt chút nữa đầu lìa khỏi cổ.

    Luật hồi xưa:

    Tội hạ độc để làm tiền dân làng(bỏ qua việc con nhỏ hạ độc đưa hối lộ) có đáng bị xử tử hình không?

    Luật nay:

    Tội hạ độc làm tiền dân làng đó tương ứng với tội gì trong luật pháp ngày nay?

     

    PS: Mức hạ độc ở đây chỉ làm người ta đau bụng chưa tới mức chết người.

    Cập nhật bởi kyhuuphat123 ngày 25/03/2013 11:33:31 SA Cập nhật bởi kyhuuphat123 ngày 25/03/2013 11:25:28 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #270938   22/06/2013

    buitin135
    buitin135

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 80
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 3 lần


    Rất hay và rất sáng tạo khi tam gia diễn đàn. Cảm ơn và mong là sớm có những topic hay như thế này trở lại !

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn buitin135 vì bài viết hữu ích
    Xmen-8711 (22/06/2013)
  • #271004   22/06/2013

    kyhuuphat123
    kyhuuphat123
    Top 200
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/12/2010
    Tổng số bài viết (462)
    Số điểm: 14915
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 170 lần


     

    buitin135 viết:

     

    Rất hay và rất sáng tạo khi tam gia diễn đàn. Cảm ơn và mong là sớm có những topic hay như thế này trở lại !

     

     

    Nếu hay bạn giải đáp vụ án thứ 2 đi.

    Mình coi phim kiếm hiệp nhiều nhưng tìm vài vụ án có nội dung gói gọn là rất khó bởi vì 1 vụ án kéo dài đến 5,6 tập lận. Những vụ án trên cũng may gói gọn trong 1 tập nên dễ dưa ra so sánh. 

    Còn 1 lý do nữa là mình diễn đạt kém nên nêu vụ án ra thì mọi người sẽ không hiểu.

    Mình còn 1 hy vọng khác nếu ai có vụ án hồi xưa hoặc cắt ra từ trong phim kiếm hiệp cổ trang thì post lên cùng nhau chia sẽ so sánh giữa luật xưa và nay. 

    Cập nhật bởi kyhuuphat123 ngày 22/06/2013 01:18:52 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #271136   23/06/2013

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào bạn !

    Tội của"con nhỏ kia muốn hãm hại Cố Tiểu Linh" :

    Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của bgười khác

    (thương tật dưới 11% nhưng gây ra cho nhiều người.)

    Điều 289. Tội đưa hối lộ

    Điều 122. Tội vu khống

    Tội của quan :

    Điều 279. Tội nhận hối lộ

    Điều 299. Tội bức cung

    Điều 293. Tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội

    Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 23/06/2013 08:27:21 SA
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    kyhuuphat123 (23/06/2013)