Mở loa lớn gây tiếng ồn tại công viên thì có bị xử phạt vi phạm hành chính không?

Chủ đề   RSS   
  • #605685 26/09/2023

    Mở loa lớn gây tiếng ồn tại công viên thì có bị xử phạt vi phạm hành chính không?

    Hiện nay, việc mở loa để hát, nhảy,... tại công viên khá phổ biến và không còn xa lạ với mọi người. Hành vi này diễn ra khá thường xuyên. Vậy việc mở loa lớn gây tiếng ồn tại công viên có vị xử phả vi phạm hành chính không?
     
    1. Vi phạm quy định về bảo đảm sự yên tĩnh chung bị xử lý thế nào
     
    Căn cứ Điều 8 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, vi phạm quy định về bảo đảm sự yên tĩnh chung bị xử lý như sau:
     
    - Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
     
    + Gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau;
     
    + Không thực hiện các quy định về giữ yên tĩnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, nhà điều dưỡng, trường học hoặc ở những nơi khác có quy định phải giữ yên tĩnh chung;
     
    + Bán hàng ăn uống, giải khát quá giờ quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
     
    - Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi dùng loa phóng thanh, chiêng, trống, còi, kèn hoặc các phương tiện khác để cổ động ở nơi công cộng mà không được phép của các cơ quan có thẩm quyền.
     
    - Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
     
    2. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
     
    Căn cứ Điều 79 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính được quy định như sau:
     
    - Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các Điều 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76 và 77 Nghị định này.
     
    - Người có thẩm quyền, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, người thuộc lực lượng Công an nhân dân đang thi hành công vụ, nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
     
    - Công an viên có thẩm quyền lập biên bản đối với các hành vi vi phạm xảy ra trong phạm vi địa bàn quản lý.
     
    3. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
     
    Theo theo Điều 68 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, hẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp được quy định như sau:
     
    - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
     
    + Phạt cảnh cáo;
     
    + Phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 4.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ và lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội;
     
    + Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
     
    + Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
     
    - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
     
    + Phạt cảnh cáo;
     
    + Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội;
     
    + Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
     
    + Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
     
    + Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, e và i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và các điểm đ, e, g và h khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
     
    - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
     
    + Phạt cảnh cáo;
     
    + Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; đến 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội;
     
    + Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
    + Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
     
    + Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
     
    Như vậy, nếu mở loa lớn gây tiếng ồn tại công viên thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính tùy theo mức độ vi phạm. Ngoài ra, người vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm. 
     
     
    877 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận