Lưu ý một số nguyên tắc khi kiểm tra hành lý xuất nhập cảnh

Chủ đề   RSS   
  • #600254 20/03/2023

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2349)
    Số điểm: 81119
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 1701 lần


    Lưu ý một số nguyên tắc khi kiểm tra hành lý xuất nhập cảnh

    Vừa qua, trên các diễn đàn lớn nhỏ đều đưa tin về vụ việc cơ quan chức năng phát hiện 4 nữ tiếp viên hàng không mang chất cấm về nước. Đây là tội phạm hết sức nghiêm trọng và mức hình phạt cao nhất cho hành vi trái phép này có thể là tử hình.

    Vì vậy, bài viết sau đây sẽ cung cấp cho người đọc một số thông tin cần thiết, liên quan đến nguyên tắc kiểm tra hành lý xuất, nhập cảnh, quá cảnh.

    Sơ đồ thủ tục đối với người xuất, nhập cảnh được bố trí thế nào?

    Theo Quyết định 3280/QĐ-TCHQ tại Điều 4 quy định về Quy trình thủ tục hải quan đối với hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh, hàng hóa do người xuất cảnh, nhập cảnh mang trong hành lý; giám sát hải quan tại cảng hàng không quốc tế, cụ thể:

    Chi cục trưởng bố trí sơ đồ làm thủ tục đối với người xuất cảnh, người nhập cảnh như sau:

    - Luồng xanh (luồng hành khách không phải khai báo hải quan):

    Áp dụng đối với người xuất cảnh, nhập cảnh không có hành lý thuộc diện phải khai hải quan và không phải thực hiện khai báo hải quan.

    - Luồng đỏ (luồng hành khách thuộc diện phải khai báo hải quan): 

    Áp dụng đối với người xuất cảnh, nhập cảnh có hành lý thuộc diện phải khai hải quan hoặc do công chức Hải quan phát hiện nghi vấn trong quá trình giám sát.

    Theo đó, kiểm tra hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thuộc diện phải khai báo hải quan, đối tượng trọng điểm, qua thực tế giám sát thấy có biểu hiện nghi vấn hoặc kiểm tra ngẫu nhiên và được thực hiện bằng hình thức kiểm tra theo quy trình.

    Việc kiểm tra hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh này được thực hiện tại khu vực hoặc phòng kiểm tra của Chi cục Hải quan, nơi có đặt camera giám sát theo quy định của Tổng cục Hải quan.

    Xem thêm bài viết về Hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hành lý khi xuất, nhập cảnh

    Xác định đối tượng trọng điểm và khu vực trọng điểm, thời gian trọng điểm

    (1) Các căn cứ để xác định đối tượng trọng điểm 

    - Thông qua Hệ thống quản lý rủi ro (Phiếu xác định thông tin trọng điểm đối với chuyến bay, đối tượng trọng điểm) để xác định đối tượng trọng điểm và hành lý của đối tượng trọng điểm cần kiểm tra, giám sát;

    - Thông tin từ các lực lượng chức năng liên quan cung cấp;

    - Qua thực tế giám sát của công chức;

    - Người xuất cảnh, nhập cảnh có hành lý phải khai báo theo quy định;

    - Kiểm tra đối tượng ngẫu nhiên;

    (2) Xác định khu vực trọng điểm

    - Khu vực đảo hành lý tại sân đỗ;

    - Khu vực ống lồng và hành lang đi ra tàu bay hoặc vào nhà ga làm thủ tục;

    - Khu vực làm thủ tục hải quan;

    - Khu vực cách ly; khu vực hạn chế;

    - Khu vực đậu tại sân đỗ đối với tàu bay trọng điểm;

    - Khu vực khác theo quyết định của Chi cục trưởng tùy theo từng thời điểm và tình hình thực tế;

    (3) Xác định thời gian trọng điểm

    Thời gian trọng điểm được xác định bởi căn cứ thời điểm tổ chức những sự kiện lớn của quốc gia như: ngày lễ, ngày kỷ niệm, Đại hội Đảng... 

    Các hình thức kiểm tra hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh

    (1) Hình thức kiểm tra:

    - Không kiểm tra (gọi là K0);

    - Kiểm tra qua máy soi (gọi là K1);

    - Kiểm tra thực tế hành lý (gọi là K2);

    - Khám người trong trường hợp có căn cứ xác định người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh có hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới (gọi K3);

    (2) Mức độ soi chiếu:

    - Mức độ 1: Soi chiếu để phát hiện hành lý nghi vấn;

    - Mức độ 2: Soi chiếu xác định rõ nghi vấn.

    Một số lưu ý quan trọng khi đi máy bay

    Kiểm tra thông tin in trên vé trước 1,2 ngày

    Trước 1,2 ngày khi lên máy bay, cần kiểm tra thông tin trên vé của mình, kể cả khi thông tin đã chính xác thì cũng nên gọi tổng đài và hỏi xem chuyến bay.

    Việc gọi tổng đài sớm trước ngày bay là nên làm. Vì có thể bạn mua phải vé máy bay ở đại lý lừa đảo, họ xuất vé cho bạn nhưng tên bạn không có trong hệ thống. Hoặc lúc đầu có tên nhưng sát ngày bay, họ làm lệnh hoàn tiền vé… 

    Nên ra sân bay sớm

    -Thời gian mở quầy:

    +Chuyến bay quốc tế: quầy làm thủ tục được mở 3h00’ trước thời gian dự định cất cánh.

    +Chuyến bay nội địa: quầy làm thủ tục được mở 2h00’ trước thời gian dự định cất cánh.

    -Thời gian đóng quầy (Kết thúc chấp nhận khách):

    +Chuyến bay quốc tế: quầy làm thủ tục được đóng 50 phút trước thời gian dự định cất cánh.

    +Các chuyến bay nội địa: quầy làm thủ tục được đóng 40 phút trước thời gian dự định cất cánh.

    Lý do nên đi ra sân bay sớm trong khi làm thủ tục đóng trước 40 phút, bởi lẽ điều này chỉ đúng khi chuyến bay ít khách và thủ tục của bạn đều suôn sẻ không gặp vấn đề gì. 

    Tuy nhiên, trong trường hợp chuyến bay đông khách phải xếp hàng chờ lâu để được làm thủ tục, và không may việc làm thủ tục check-in gặp vấn đề như: dư cân, kiện, sai tên, quên k mang giấy tờ tùy thân, hoặc giấy tờ hết hạn… khi đó rất dễ bối rối và không đủ thời gian để xử lý.

    Ở sân bay không xách hộ bất kỳ vật gì

    Đã có rất nhiều trường hợp, các đối tượng xấu đã lợi dụng lòng tốt của và lơ là của hành khách cùng thủ đoạn nhờ xách hộ balo, túi xách nhưng thực ra là chất cấm ở trong đó. Vì thế, khi bị phát hiện rất khó khăn để bạn có thể chứng minh với cơ quan chức năng về việc đây là đồ người khác nhờ xách hộ và bạn hoàn toàn không biết gì về nó có chứa chất cấm.

    Đặc biệt là khi qua cửa an ninh soi hành lý, tuyệt đối không cầm hộ ai bất cứ vật gì, kể cả chai nước, hộp kẹo cao su. Vì chỉ cần một viên ma tuý đá giấu trong đó là bạn bị phạm pháp.

    Cẩn thận với những phụ kiện bằng kim loại khi qua cửa kiểm tra an ninh

    Trước khi qua cửa kiểm tra an ninh, hãy cẩn thận bỏ hết những gì có chứa lượng kim loại lớn như thắt lưng, đồng hồ, trang sức, điện thoại… vào khay đựng đồ để đưa qua máy soi an ninh một cách khẩn trương. Kinh nghiệm là nên đi những đôi giày không có dây để tránh rắc rối trong việc cởi và buộc lại dây giày.

    Khi kiểm tra an ninh, đừng gọi điện thoại, đeo kính râm, đội mũ che mặt.

    Sau khi làm thủ tục kiểm tra, rời khỏi cửa an ninh nhanh và mang những tư trang của mình ra một địa điểm xa hơn để chỉnh sửa thay vì đứng lại tại cổng kiểm tra an ninh, nhường chỗ cho những người kiểm tra sau bạn làm thủ tục.

    Xem thêm bài viết về Hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hành lý khi xuất, nhập cảnh

     
    3822 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #600256   20/03/2023

    chaann
    chaann
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:08/06/2022
    Tổng số bài viết (404)
    Số điểm: 3485
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 51 lần


    Lưu ý một số nguyên tắc khi kiểm tra hành lý xuất nhập cảnh

    Cảm ơn những chia sẻ hữu ích của bạn. Quy trình kiểm tra, giám sát an ninh đối với hành khách và hành lý xách tay quá cảnh, nối chuyến, tạm dừng nội địa phải được quy định chi tiết trong quy chế an ninh hàng không của đơn vị cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không.

     
    Báo quản trị |