Tư Vấn Của Luật Sư: Công ty luật TNHH Vilob Nam Long - Ls.NguyenHuyLong

96 Trang «<45678910>»
  • Xem thêm     

    24/12/2015, 10:34:36 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần


    Chào bạn

     

    Quan trọng là bạn ấy làm con dấu đấy có mục đích gì. Nếu không tồn tại phòng khám đó thì không phạm tội như bạn đã nói được.

     

    Trân trọng

  • Xem thêm     

    21/12/2015, 02:41:52 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần


    chào bạn!

    Vấn đề của bạn Công ty Luật TNHH Nam Long trả lời như sau:

    Theo quy định của Luật Viên chức (điều 14) và luật phòng chống tham nhũng (Điều 37) hiện nay, viên chức không được quyền tham gia thành lập và quản lý doanh nghiệp, nhưng vẫn có quyền tham gia góp vốn vào doanh nghiệp

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    16/12/2015, 10:48:39 SA | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần


    Nếu muốn bạn có thể đăng ký thay đổi tên chi nhánh/địa điểm kinh doanh.

    Tuy nhiên nếu không muốn làm thủ tục hành chính, bạn có thể làm một cái biển cỡ a4 ghi đầy đủ thông tin về chi nhánh/địa điểm kinh doanh tại cửa hàng. Còn biển hiệu lớn bạn vẫn để D/A Store không việc gì, vì đó là quảng cáo chứ không còn là biển hiệu đơn thuần.

     

    Trân trọng

  • Xem thêm     

    16/12/2015, 09:08:22 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần


    Chào bạn

    Theo điều 3 TTLT số 17/2013 của BTC-BCA-BQP-BTP-TANDTC-VKSNDTC về Điều kiện áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm 

    1. Cơ quan tiến hành tố tụng quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm khi có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Bị can, bị cáo phạm tội lần đầu; có nơi cư trú rõ ràng; thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;

    b) Bị can, bị cáo có khả năng về tài chính để đặt bảo đảm theo quy định. Đối với bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần mà không có hoặc không đủ tiền để đặt bảo đảm thì xem xét đến khả năng tài chính của người đại diện hợp pháp của họ;

    c) Có căn cứ xác định, sau khi được tại ngoại, bị can, bị cáo sẽ có mặt theo

    giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng và không tiêu huỷ, che giấu chứng cứ hoặc có hành vi khác cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử;

    d) Việc cho bị can, bị cáo tại ngoại không gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự;

    đ) Không thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

    2. Không áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Bị can, bị cáo phạm một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia; các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh;

    b) Bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng;

    c) Bị can, bị cáo phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người; phạm tội rất nghiêm trọng thuộc loại tội phạm về ma túy, tham nhũng, xâm phạm trật tự quản lý kinh tế; các tội cướp tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản, cướp giật tài sản, công nhiên chiếm đoạt tài sản;

    d) Bị tạm giam trong trường hợp bị bắt theo lệnh, quyết định truy nã;

    đ) Bị can, bị cáo là người phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;

    e) Bị can, bị cáo là người nghiện ma tuý;

    g) Bị can, bị cáo là người tổ chức trong trường hợp phạm tội có tổ chức;

    h) Hành vi phạm tội gây dư luận xấu trong nhân dân.

    Thứ hai , theo Điều 5. Mức tiền được đặt để bảo đảm

    1. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân bị can, bị cáo và khả năng tài chính của bị can, bị cáo hoặc của người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần (sau đây viết tắt là người đại diện hợp pháp), Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án quyết định mức tiền cụ thể mà bị can, bị cáo phải đặt để bảo đảm, nhưng không dưới:

    a) Hai mươi triệu đồng đối với tội phạm ít nghiêm trọng;

    b) Tám mươi triệu đồng đối với tội phạm nghiêm trọng;

    c) Hai trăm triệu đồng đối với tội phạm rất nghiêm trọng;

    2. Đối với các trường hợp sau đây thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định mức tiền phải đặt để bảo đảm thấp hơn nhưng không dưới một phần hai (1/2) mức tương ứng quy định tại khoản 1 Điều này:

    a) Bị can, bị cáo thuộc hộ nghèo hoặc có điều kiện kinh tế khó khăn;

    b) Bị can, bị cáo là thương binh, bệnh binh, là người được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động, Nhà giáo nhân dân, Thầy thuốc nhân dân hoặc được tặng Huân chương, Huy chương kháng chiến, các danh hiệu Dũng sĩ trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, là con đẻ, con nuôi hợp pháp của Bà mẹ Việt Nam anh hùng, là con đẻ, con nuôi hợp pháp của gia đình được tặng bằng “Gia đình có công với nước”;

    c) Bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần.

          Như vậy, nếu bạn có đầy đủ điều kiện trên thì bạn sẽ được áp dụng biện pháp bảo lãnh ( đặt tiền để bảo đảm ) và trong trường hợp này bạn bị xử 6 năm tù tức là bạn đã vi phạm khoản 2 điều 248 BLHS và bạn đã phạm tội nghiêm trọng và mức tiền cược được quy định như trên . 

    Và khi bạn có nộp đơn đề nghị được dùng tiền để đảm bảo nếu cơ quan và nếu cơ quan đang tiến hành tố tụng đồng ý thì sẽ gửi thông báo cho bị can , bi cáo , người đại diện .  Tiền được đặt để bảo đảm cho bị can, bị cáo hoặc người được bị can, bị cáo ủy quyền hoặc người đại diện hợp pháp của họ sẽ được trả lại  theo hướng dẫn của Thông tư liên tịch này

  • Xem thêm     

    02/12/2015, 02:01:49 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần


    theo Điều 8. Điều kiện kết hôn

    1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

    a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

    b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

    c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

    d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

    2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

     

    Như vậy , ngay` 12/2/2017 thì bạn mới đủ tuổi đăng ký kết hôn.

  • Xem thêm     

    25/11/2015, 02:47:29 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần


    Chào bạn

    Các vấn đề bạn hỏi về cơ bản là đúng:

    1. Về kinh doanh dịch vụ bảo vệ, cần có giấy phép kinh doanh và giấy phép đủ điều kiện về an ninh trật tự. Ngoài ra vốn pháp định của công ty Việt Nam phải là 2 tỉ đồng.

    2. Kinh doanh dịch vụ việc làm ngoài giấy phép kinh doanh phải nộp tiền ký quỹ 300 triệu đồng.

    Chi tiết bạn tham khảo trên trang web của Bộ Kế hoạch Đầu tư, hiện nay các ngành nghề có điều kiện đã được thống kê và thể hiện đầy đủ các yêu cầu cần có.

    Link dành cho bạn: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vi-vn/danhm%E1%BB%A5cng%C3%A0nhngh%E1%BB%81%C4%91%E1%BA%A7ut%C6%B0kinhdoanh.aspx

    Trân trọng.

  • Xem thêm     

    19/10/2015, 02:59:41 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần


    Chào bạn nguyenthinhan199,

    Theo khoản 2 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2016) quy định thì Lao động nữ sinh con được hưởng chế độ thai sản khi đảm bảo đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

    Như vậy, nếu bạn sinh con vào tháng 5/2016 thì từ tháng 5/2015 đến tháng 5/2016 bạn phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc ít nhất 6 tháng. Thời gian đóng bảo hiểm trước tháng 5/2015 không được tính vào.

    Có thể thấy bạn đã ngừng đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 7/2015, nếu đến khi sinh con bạn không đóng thêm 5 tháng bảo hiểm bắt buộc nữa thì không đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    19/10/2015, 08:40:14 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần


    Chào bạn

     

    Chia sẻ với bạn về chuyện của gia đình

     

    Với trường hợp này, nếu ông nội bạn không còn ai trong hàng thừa kế thứ nhất thì di sản của ông nội (tất cả tài sản của ông trừ đi các nghĩa vụ tài sản) sẽ được chia đều cho 4 người con trong đó có căn phòng đứng tên ông.

     

    Căn phòng đứng tên bố bạn thì không ảnh hưởng gì. Do đó nếu phải phân chia tài sản thì bố bạn sẽ là người có lợi nhất, nên nói điều này ra để cho các bác gái suy nghĩ lại.

     

    Trân trọng.

  • Xem thêm     

    12/10/2015, 11:31:51 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần


    Chào bạn anhspx,

    Theo quy định tại Điều 30 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2016) về độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự thì "Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi".

    Theo quy định trên, nếu trong quá trình bạn học đại học có lệnh gọi thực hiện nghĩa vụ quân sự nhưng đã làm thủ tục tạm hoãn gọi nhập ngũ thì tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự của bạn là hết 27 tuổi. 

    Bạn sinh ngày 15/1/1989, đến ngày Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 có hiệu lực (1/1/2016) bạn chưa hết 27 tuổi, do vậy trường hợp của bạn sẽ áp dụng theo luật mới, theo đó, đến trước ngày 15/1/2017 (khi bạn hết 27 tuổi); bạn vẫn trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự.

    Trân trọng!

     

  • Xem thêm     

    09/10/2015, 05:45:06 CH | Trong chuyên mục Lao động

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần


    Chào bạn CANDYNGO1986,

    Ý bạn là tháng 6/2016 chị An sinh con? 

    Nếu đúng như vậy thì khi chị An sinh con, điều kiện hưởng chế độ thai sản được áp dụng theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2016). Theo đó, Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:

    "1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Lao động nữ mang thai;

    b) Lao động nữ sinh con;

    c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

    d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

    đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

    e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

    2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

    3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

    4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này."

    Theo quy định trên, giả sử chị An sinh con vào ngày 1/6/2016, để được hưởng chế độ thai sản thì trong thời gian từ tháng 1/6/2015 đến ngày 1/6/2016 chị An phải đóng bảo hiểm xã hội ít nhất đủ 6 tháng. Trong khi đó, theo thông tin bạn đưa ra, chị An chỉ đóng bảo hiểm đến hết tháng 9/2015. Tính từ 1/6/2015 đến hết tháng 9/2015, thời gian đóng bảo hiểm xã hội mới được 4 tháng. 

    Do vậy, để được hưởng chế độ thai sản khi sinh con, chị An buộc phải đóng bảo hiểm xã hội thêm ít nhất 2 tháng thì mới đủ điều kiện (thời gian 2 tháng này được tính trong trường hợp giả thiết chị An sinh con vào ngày 1/6/2015).

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    08/10/2015, 02:29:02 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần


    Luật sư xin trả lời bạn như sau:

     

    Thứ nhất, vì khi bà nội bạn mất không để lại di chúc, nên theo quy định của Bộ Luật Dân sự Việt Nam 2005, di sản do ông bà nội bạn để lại sẽ được chia theo các quy định về thừa kế theo pháp luật, cụ thể như sau:

    Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật

    1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

    3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

    Như vậy , di sản do ông bà bạn để lại sẽ phải được chia đều cho 7 người con.

     

    Thứ hai, về việc yêu cầu chia lại di sản, trong trường hợp không thể hòa giải, một trong những người được hưởng quyền thừa kế có thể kiện ra Tòa án nhân dân với Hồ sơ khởi kiện như sau:

    + Đơn khởi kiện (theo mẫu)

    + Các giấy tờ về quan hệ giữa người khởi kiện và người để lại tài sản: Giấy khai sinh, Chứng minh thư nhân dân, giấy chứng nhận kết hôn, sổ hộ khẩu, giấy giao nhận nuôi con nuôi để xác định diện và hàng thừa kế;

    + Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế;

    + Bản kê khai các di sản;

    + Các giấy tờ, tài liệu chứng minh sở hữu của người để lại di sản và nguồn gốc di sản của người để lại di sản;

    + Các giấy tờ khác: Biên bản giải quyết trong hộ tộc, biên bản giải quyết tại UBND xã, phường, thị trấn ( nếu có), tờ khai từ chối nhận di sản ( Nếu có).

    Sau khi nhận được đơn khởi kiện, Tòa án phải xem xét những tài liệu, chứng cứ cần thiết, nếu xét thấy thuộc thẩm quyền của mình thì Tòa án sẽ thông báo cho đương sự biết để đương sự nộp tiền tạm ứng án phí.

     

    Thứ ba, đối với trường hợp người bác đã mất, thì quyền thừa kế được thừa kế thế vị như sau:

    Điều 677. Thừa kế thế vị

    Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

  • Xem thêm     

    07/10/2015, 11:20:20 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần


    Như đã nói rõ ở phần trên, Theo quy định tại Điều 34 Nghị định 158/NĐ-CP, khi đi làm thủ tục nhận cha con người cha phải xuất trình Giấy khai sinh (bản chính hoặc bản sao) của người con và các giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con (nếu có).

    Tuy nhiên trường hợp này của bạn là trường hợp đặc biệt, bạn chưa đăng ký khai sinh cho con nên không thể có Giấy Khai sinh để xuất trình được, do đó, theo Khoản 3 Điều 15 Nghị định 158/NĐ-CP UBND cấp xã, phường có trách nhiệm kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh, tức là bạn vừa làm thủ tục nhận cha con, vừa làm giấy khai sinh trong một lần. Các giấy tờ cần thiết bao gồm sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân của bạn, giấy chứng sinh hoặc các giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con.

  • Xem thêm     

    07/10/2015, 11:09:58 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần


    Chào bạn,

    Khoản 2 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định rõ, trong trường hợp vợ chồng ly hôn, sau khi ly hôn “Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con” cho dù điện kiện kinh tế, mức sống của người trực tiếp nuôi con như thế nào, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

    Ngoài ra, theo quy định tại Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con thì:

    “Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.”

    Như vậy, căn cứ vào quy định trên, sau khi vợ chồng bạn ly hôn, chồng bạn là người không trực tiếp nuôi con nên có nghĩa vụ về cấp dưỡng cho con chưa thành niên. Chồng bạn buộc phải nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật và quyết định ly hôn Tòa án đã tuyên.

    Bên cạnh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha mẹ đối với con, vấn đề cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn cũng được đặt ra, cụ thể, Điều 115 Luật HN&GĐ quy định: “Khi ly hôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình.”

    Về việc chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng, Điều 118 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

    “1. Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;

    2. Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;

    3. Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;

    4. Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;

    5. Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn;

    6. Trường hợp khác theo quy định của luật.”

    Áp dụng quy định trên vào trường hợp của bạn, chồng bạn chỉ được chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng cho con bạn khi con bạn thuộc các trường hợp 1, 2, 3, 4, 6 ở trên. Riêng đối với trường hợp 5 được áp dụng đối với nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng. Tức là, việc bạn kết hôn với người khác không làm chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng của chồng bạn với con bạn mà chỉ làm chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng của chồng bạn với bạn (nếu có).

    Trong trường hợp chồng bạn không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng của mình theo quyết định của Tòa án, bạn có thể gửi đơn yêu cầu thi hành án (kèm theo Quyết định đến Chi cục thi hành án nơi bạn ly hôn để đề nghị Chi cục Thi hành án tiến hành thủ tục yêu cầu chồng bạn thực hiện nghĩa vụ.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    30/09/2015, 08:56:21 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần


    Chào bạn

    Việc trâu bỏ thả rông rồi gây ra tai nạn trách nhiệm thuộc về chủ sở hữu trâu, nếu có thiệt hại xảy ra thì chủ sở hữu trâu phải bồi thường thiệt hại dựa trên phần lỗi của mình và của bên bị thiệt hại (nếu có).

    Theo như bạn nói thì có thể coi như bố bạn không có lỗi trong việc để xảy ra tai nạn. Sẽ là rất tốt nếu như gia đình bạn liên lạc được với chủ xe đã đâm vào xe mình trao đổi về việc tai nạn là do trâu chứ không phải do bố bạn gây ra, khi đó chủ trâu phải bồi thường thiệt hại xảy ra, hoặc nếu không muốn phiền phức hai chủ xe có thể thỏa thuận với nhau. Thiệt hại với trâu bố bạn không phải chịu trách nhiệm.

    Camera hành trình sẽ phát huy tác dụng rất nhiều trong trường hợp này.

    Nếu có quyết định hành chính thì có thể khởi kiện quyết định hành chính, hoặc khởi kiện dân sự với chủ trâu.

    Trân trọng.

  • Xem thêm     

    30/09/2015, 08:40:32 SA | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần


    Chào bạn

     

    Phá sản là thủ tục yêu cầu một số điều kiện nhất định mới được phép thực hiện, trong đó có điều kiện về khả năng trả nợ.

    Nếu muốn khai tử tư cách pháp nhân của công ty thì có thể tiến hành thủ tục giải thể.

    Tuy nhiên với phần vốn chưa góp đủ, các cổ đông công ty phải chịu trách nhiệm liên đới về phần vốn này và thiệt hại xảy ra do không góp đủ phần vốn (nếu có).

     

    Trân trọng.

  • Xem thêm     

    30/09/2015, 08:35:43 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần


    Chào bạn

    Hai bên có thể thỏa thuận lấy các tài sản của quán nét để làm tài sản đảm bảo. Nếu không thì chỉ có thể giải quyết qua Tòa án. Bên cho vay không có quyền lấy tài sản của quán nét (siết) nếu không có thỏa thuận.

    Trân trọng.

  • Xem thêm     

    30/09/2015, 08:19:05 SA | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần


    Chào bạn

     

    Công ty cổ phần không buộc phải cử cổ đông của mình làm người đại diện cho cổ phần công ty tại một công ty cổ phần khác. Việc cử người đại diện phần vốn do công ty tự quyết định.

     

    Trân trọng.

  • Xem thêm     

    30/09/2015, 08:13:04 SA | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần


    Chào bạn

     

    Theo quy định của pháp luật hiện hành, bạn được phép làm người đại diện pháp luật cho cả 2 công ty nhé.

     

    Trân trọng.

  • Xem thêm     

    25/09/2015, 04:18:10 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần


    Chào bạn, 

    Hiện nay pháp luật không có văn bản nào quy định "tạp hóa" là gì, "hàng tạp hóa" là gì, bao gồm những mặt hàng nào? Dù vậy, có thể hiểu cửa hàng bán hàng tạp hóa là một cửa hàng loại nhỏ theo mô hình của cửa hàng bách hóa, là nơi lưu trữ hàng hóa và bày bán nhiều loại hàng hóa khác nhau trong đó có bán đầy đủ những thứ cần thiết cho cuộc sống hàng ngày như các mặt hàng đồ ăn uống khô, đồ gia dụng, kim chỉ, vải vóc, một số loại đồ xây dựng như đinh, ốc, sơn, ống nước, đồ thiết yếu cho sinh hoạt như kem đánh răng, bóp đánh răng, giấy vệ sinh, băng vệ sinh, các đồ phục vụ cho học tập như bảng, thước kẻ, bút, mực, các loại đồ ăn nhanh, v.v...

    Pháp luật cũng không có quy định nào giới hạn các mặt hàng được bán trong cửa hàng tạp hóa. Tuy nhiên, để được kinh doanh các mặt hàng trên trong cửa hàng tạp hóa, bạn phải có đăng ký kinh doanh các mặt hàng theo quy định tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

  • Xem thêm     

    25/09/2015, 11:40:48 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần


    Chào bạn phamthanhson,

    Theo quy định tại Khoản 4 Điều 1 Nghị định 06/2012/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Khoản 1 Điều 15 Nghị định 158/NĐ-CP về Đăng ký và quản lý hộ tịch thì Người đi đăng ký khai sinh phải nộp Tờ khai, Giấy chứng sinh (theo mẫu quy định) và xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu cha, mẹ của trẻ em có đăng ký kết hôn).

    Giấy chứng sinh do cơ sở y tế, nơi trẻ em sinh ra cấp; nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế, thì Giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Trong trường hợp không có người làm chứng, thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực.

    Tuy nhiên, nếu cha mẹ chưa có giấy đăng ký kết hôn mà có con thì con sinh ra là con ngoài giá thú.

    Đối với trường hợp con sinh ra là con ngoài giá thú, người cha muốn làm khai sinh cho con thì phải có văn bản nhận cha con. Việc nhận cha con phải là tự nguyện, phải có sự đồng ý của người mẹ. Riêng trường hợp mẹ bỏ đi để lại con cho người cha nuôi mà không xác định được địa chỉ của người mẹ, khi người cha làm thủ tục nhận con sẽ không cần phải có ý kiến của người mẹ (theo Điểm 4 Mục II Thông tư 01/2008/TT-BTP hướng dẫn Nghị định 158/NĐ-CP).

    Theo quy định tại Điều 34 Nghị định 158/NĐ-CP, khi đi làm thủ tục nhận cha con người cha phải xuất trình Giấy khai sinh (bản chính hoặc bản sao) của người con và các giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con (nếu có). Tuy nhiên trường hợp này con chưa được đăng ký khai sinh nên theo Khoản 3 Điều 15 Nghị định 158/NĐ-CP UBND cấp xã, phường có trách nhiệm kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh.

    Khi đăng ký khai sinh, phần ghi về người mẹ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh được ghi theo Giấy chứng sinh. Trường hợp không có Giấy chứng sinh, thì ghi theo lời khai của người cha; nếu người cha không khai về người mẹ, thì để trống. 

    Lưu ý:

    Trường hợp này do phải làm thủ tục đăng ký khai sinh kết hợp với thủ tục đăng ký nhận cha con nên người cha không thể ủy quyền cho người khác làm thay thủ tục (theo Khoản 3 Điều 1 Nghị định 06/2012/NĐ-CP).

    Trân trọng!

96 Trang «<45678910>»