Lễ hội mưa ngâu và Sự tích Ngưu lang chức nữ

Chủ đề   RSS   
  • #280944 13/08/2013

    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Lễ hội mưa ngâu và Sự tích Ngưu lang chức nữ

    Lễ hội Mưa ngâu (7/7 âm lịch) đã có xuất hiện ở Trung Quốc từ thời nhà Hán (từ năm 206 trước CN đến năm 220 sau CN), bắt nguồn từ một truyền thuyết.
     
    Chàng chăn bò trẻ tuổi có tên gọi Ngưu Lang (牛郎 - tức sao Altair hay chàng chăn bò, là sao Ngưu Lang) nhìn thấy bảy cô tiên xinh đẹp đang tắm trong hồ và đang đùa giỡn vui vẻ với nhau. Được cổ vũ bởi người bạn đồng hành tinh quái là một con bò đực, chàng đã lấy trộm váy áo của họ và chờ đợi xem điều gì sẽ xảy ra.
     
    Các nàng tiên đã cử cô em út và xinh đẹp nhất có tên gọi là Chức Nữ (織女 - tức sao Vega hay nàng tiên dệt vải) ra để lấy lại váy áo. Nàng đành phải làm theo, nhưng do Ngưu Lang đã nhìn thấy thân thể trần tục của Chức Nữ nên nàng đành chấp thuận lời cầu hôn của chàng (đúng như câu "Nam nữ thụ thụ bất thân" của lễ giáo phong kiến). Nàng đã chứng tỏ mình là một người vợ tuyệt vời, còn Ngưu Lang là một người chồng tốt và họ đã sống bên nhau hạnh phúc. Nhưng Thiên Hậu (trong một số dị bản là mẹ Chức Nữ) nhận ra rằng một kẻ tầm thường (tức Ngưu Lang) lại dám cưới một nàng tiên đẹp và bà đã điên tiết (trong các dị bản khác, Thiên Hậu bắt Chức Nữ quay lại làm công việc dệt các đám mây ngũ sắc trên bầu trời vì nàng đã không làm công việc đó kể từ khi lấy chồng). Rút cái kẹp tóc của nàng ra, Thiên Hậu đã vạch ra một con sông rộng trên bầu trời để chia cắt đôi tình lang mãi mãi (vì thế tạo ra sông Ngân và trên thực tế người ta nhìn thấy các sao Ngưu Lang và Chức Nữ nằm ở hai bên của dải Ngân Hà).
     
    Chức Nữ phải vĩnh viễn ngồi trên một bờ sông, buồn bã dệt vải, còn Ngưu Lang chỉ nhìn thấy vợ mình từ xa và phải chịu trách nhiệm nuôi hai con (tức hai ngôi sao bên cạnh nó là Aquila -β và -γ).
     
    Nhưng có một ngày, tất cả các con quạ cảm thấy thương hại họ và chúng bay lên trời để làm cầu (鵲橋, "Ô kiều") phía trên sao Deneb trong chòm sao Cygnus để đôi vợ chồng có thể gặp nhau trong một đêm, là đêm thứ bảy của tháng Bảy âm lịch.Tuy nhiên vì thương tiếc cho đôi vợ chồng Ngọc Hoàng đã đặc xá cho Ngưu Lang và Chức Nữ mỗi tháng được gặp nhau một lần và đồng thời cũng trong thời gian đó Ngưu Lang đã tìm được quả "Hoa Tiên" (là quả mà Hằng Nga đã từng ăn)vì vậy Ngọc Hoàng cùng với Vương Mẫu đã cho Ngưu Lang và chức Nữ cùng ở bên nhau nuôi con mãi mãi không bao giờ chia lìa. Truyền thuyết này có thể là gốc cho thành ngữ tắm tiên.
     
    Phiên bản Việt Nam
     
    Ngưu Lang là vị thần chăn trâu của Ngọc Hoàng Thượng đế, vì say mê một tiên nữ phụ trách việc dệt vải tên là Chức Nữ nên bỏ bễ việc chăn trâu, để trâu đi nghênh ngang vào điện Ngọc Hư. Chức Nữ cũng vì mê tiếng tiêu của Ngưu Lang nên trễ nải việc dệt vải. Ngọc Hoàng giận giữ, bắt cả hai phải ở cách xa nhau, người đầu sông Ngân, kẻ cuối sông.
     
    Sau đó, Ngọc Hoàng thương tình nên ra ơn cho hai người mỗi năm được gặp nhau một lần vào đêm ngày 15 tháng Bảy âm lịch. Khi tiễn biệt nhau, Ngưu Lang và Chức Nữ khóc sướt mướt. Nước mắt của họ rơi xuống trần hóa thành cơn mưa và được người dưới trần gian đặt tên là mưa ngâu.
     
    Thời bấy giờ sông Ngân trên thiên đình không có một cây cầu nào cả nên Ngọc Hoàng mới ra lệnh cho làm cầu để Ngưu Lang và Chức Nữ được gặp nhau. Các phường thợ mộc ở trần thế được vời lên trời để xây cầu. Vì mạnh ai nấy làm, không ai nghe ai, họ cãi nhau chí chóe nên đến kỳ hạn mà cầu vẫn không xong.
     
     
    Ngọc Hoàng bực tức, bắt tội các phường thợ mộc hóa kiếp làm quạ lấy đầu sắp lại làm cầu cho Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau. Vì thế cứ tới tháng bảy là loài quạ phải họp nhau lại để chuẩn bị lên trời bắc Ô kiều. Khi gặp nhau, nhớ lại chuyện xưa nên chúng lại lao vào cắn mổ nhau đến xác xơ lông cánh. Ngưu Lang và Chức Nữ lên cầu, nhìn xuống thấy một đám đen lúc nhúc ở dưới chân thì lấy làm gớm ghiếc, mới ra lệnh cho đàn chim ô thước mỗi khi lên trời làm cầu thì phải nhổ sạch lông đầu. Từ đó, cứ tới tháng bảy thì loài quạ lông thì xơ xác, đầu thì rụng hết lông.
     
    Tuy nhiên sau một thời gian vì cảm thương cho sự chia lìa của cặp vợ chồng,Ngọc Hoàng đã trả lại hình hài cho những người thợ mộc và ra lện họ phải làm một cây cầu thật vững chắc để Ngưu Lang và Chức Nữ có thể gặp nhau.Từ đó, Ngưu Lang và Chức Nữ được sống bên nhau Có lẽ do tích này mà vùng Bình Định (miền Trung Việt Nam) có từ "quạ làm xâu" nói về những con quạ vắng đi đâu một thời gian rồi trở về với cái đầu trọc lóc trong rất khôi hài.
     
    Nguồn wiki
     
    17232 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn danusa vì bài viết hữu ích
    smallship (14/08/2013)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #280949   13/08/2013

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Ngay từ ngày đầu tháng 7 âm lịch, nhiều bạn trẻ ở Hà Nội và các tỉnh lân cận đã về chùa Hà để “gọi tình”.
     
    Những đêm hè ngày lễ, rất nhiều người đến cầu duyên tại đây, họ thắp nhang và hướng về chòm sao Ngưu để cầu nguyện. Chạng vạng tối mùa hè, gần thẳng trên đỉnh đầu của chúng ta một ngôi sao sáng rất gần, đó chính là sao Chức Nữ (tên Latin là Vega), là sao sáng sáng thứ 2 ở bầu trời phía bắc. Cách qua Ngân Hà, ở hướng Đông Nam trên bầu trời, có một ngôi sao sáng đối vọng xa xa với sao Chức Nữ, đó chính là sao Ngưu Lang và hai ngôi sao nhỏ là hai con của Ngưu Lang và Chức Nữ (tức sao Aquila alpha và Aquila beta).
     
    Ngày lễ 7/7 nhiều người thường đến chùa Hà cầu duyên
     
    Được biết tại Hải Phòng, Đền Bà Đế, trước đây các bạn trẻ yêu nhau thường tránh xa, nhưng bây giờ cũng là nơi bạn trẻ đến cầu tình với mong ước tránh những oan khiên của tình yêu. Bạn Hoàng Mỹ Trinh (Cao đẳng Vietonic Hải Phòng) tâm sự : Bà Đế vì mối oan tình phải chết, chắc bà đồng cảm cho tụi con gái chúng em, tư duy như vậy, theo em mới đúng. Động Tam Thanh, tượng đá Vọng Phu cũng có nhiều cặp vợ chồng hành hương đến đây xin gắn kết lâu bền tránh những chia ly, hun đúc ngọn lửa tình yêu vào dịp lễ thất tịch.
     
    Chùa Phật Cô đơn ở xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP.HCM, địa điểm hành hương của những người muốn xin lộc đôi lứa. Em Nguyễn Đình Thắng sinh viên Đại học công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh tâm sự, theo em biết trước năm 1975, nơi đây là vùng chiến sự. Bom Mỹ phá nát chùa Thanh Tâm cạnh đó, nhưng tượng Phật ngồi lại một mình. Em nghĩ đó là biểu tượng vĩnh hằng nên cùng bạn gái đến đây xin tình yêu chúng em luôn bền chặt. Đó là tượng Thích Ca Mâu Ni, cao 4,8 mét, ngang 4 mét, được đúc từ chùa Xá Lợi và đưa về an vị từ năm 1957. Theo sư thầy Thích Đức Minh, người trụ trì cho biết: “Từ 14/2 năm nay, lượng người đến đông đột biến, từ khắp các nơi, chủ yếu là cầu xin tình duyên”.
     
    Hóa ra, ngày Valentin Việt diễn ra quanh năm, chí ít cũng gấp 12 lần Valentin châu Âu và nó có hẳn một “Thủ đô” cầu tình riêng vừa thiêng liêng vừa thành kính giàu triết lý Phật giáo đó chính là Chùa Hà (Hà Nội). Chúng ta thường quen với Valentin châu Âu, nhưng thật ít người biết bản thân dân tộc Việt Nam vẫn tồn tại ngày lễ này với tên gọi khác. Đó cũng là bài học nhắc nhở giới trẻ tự hào về văn hóa dân tộc, và các nhà quản lý văn hóa, du lịch cần có chính sách bảo tồn phát huy, xây dựng thành lễ hội lớn đậm đà bản sắc Việt Nam.
     
    Theo nhandaovadoisong
     
    Báo quản trị |  
  • #280951   13/08/2013

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Trời Sài Gòn đang mưa, bạn nào đi cầu duyên thì nhớ cẩn thận mặc áo mưa đội nón bảo hiểm đầy đủ.

     
    Báo quản trị |