Làm thế nào để Kiểm soát thu nhập của quan chức

Chủ đề   RSS   
  • #96131 18/04/2011

    hungthamnhung
    Top 500
    Lớp 3

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:29/10/2010
    Tổng số bài viết (226)
    Số điểm: 4529
    Cảm ơn: 46
    Được cảm ơn 75 lần


    Làm thế nào để Kiểm soát thu nhập của quan chức

        Tham nhũng là “quốc nạn” của Việt Nam, là “toàn cầu nạn” của thế giới. Để chống tham nhũng, các quốc gia đã áp dụng nhiều biện pháp, trong đó kiểm soát thu nhập, tài sản, tiêu dùng của các quan chức nhà nước là một trong những biện pháp hữu hiệu.

        Từ năm 2005, Việt Nam đã quyết định xây dựng luật (hoặc Nghị quyết của Quốc hội) về kiểm soát thu nhập của người có chức vụ quyền hạn (Điều 53 Luật PCTN: Chính phủ trình Quốc hội ban hành văn bản quy phạm pháp luật về kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn). Đáng tiếc là sau 5 năm thi hành, Điều 53 của Luật PCTN vẫn “đang ở cõi chết” (tức là chưa đi vào cuộc sống).

        Một trong nhiều nguyên nhân của sự việc trên là vấn đề kiểm soát thu nhập còn quá mới, quá khó đối với Việt Nam khi mà điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội chưa chín muồi.

        Thế giới cũng có một số kinh nghiệm rất hay như công khai tài sản, thu nhập của quan chức; buộc quan chức phải chi tiêu chủ yếu thông qua tài khoản; quy định trách nhiệm giải trình nguồn gốc tài sản nếu khối tài sản của họ tăng lên một cách bất bình thường so với thu nhập; Trường hợp không giải trình được thì số tài sản đó được coi là bất minh, bị sung công quỹ, quan chức đó bị xử lý như kẻ có hành vi tham nhũng...

        Thông qua diễn đàn, rất mong các bạn quan tâm, đóng góp những sáng kiến, bình luận của mình để giúp Nhà nước, giúp nhân dân kiểm soát được thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, góp phần ngăn chặn và đẩy lùi tệ tham nhũng ở Việt Nam. Hoặc nếu các bạn có thông tin thì hãy giới thiệu dùm những tài liệu, nghiên cứu có liên quan đến vấn đề này mà bạn biết.

        Ngày hôm nay, mỗi người đóng góp một ý nhỏ. Ngày mai không xa chúng ta sẽ có xã hội không tham nhũng.

        Xin cảm ơn.

             

     
    19243 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungthamnhung vì bài viết hữu ích
    hanghell (20/04/2011)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #117705   14/07/2011

    trantrinhtuananh
    trantrinhtuananh
    Top 500
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:15/06/2011
    Tổng số bài viết (219)
    Số điểm: 2370
    Cảm ơn: 37
    Được cảm ơn 77 lần


    nambathoctap viết:
    ý bạn nói là các quan lớn cũng đầu tư kinh doanh,... ấy hả? nhưng họ "góp vốn" bằng...? gì nhỉ?  trên thực tế tôi nhiều xếp không cần bỏ một đồng nào mã cũng có nhiều và rất nhiều "cổ phần" ở các công ty lớn, các Nhà máy Thủy điện (các công ty, đơn vị cổ phần hóa )... mà vốn đầu tư ban đầu là của Nhà nước (nhân dân),... thiệt ra thì đây cũng là một hình thức biến tiền công thành tư túi cho các quan lớn một cách quá rõ ràng, nhưng nhà nước ta còn vẫn tạo kẽ hở,...
    Dĩ nhiên, trong đó còn có những người liêm chính, thực sự đấy chứ-nhưng khổ nỗi, những người ấy liệu có còn tồn tại... khi đấu tranh...

    Đừng bao giờ nhìn nhận mọi thứ " phiến diện ".

    "Ngủ quách, sự đời thây kẻ thức..."

     
    Báo quản trị |  
  • #117097   12/07/2011

    nambathoctap
    nambathoctap

    Sơ sinh

    , Vietnam
    Tham gia:21/07/2010
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 264
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    Hoc đây xa bạn, học ngay đất nước "Singapo" là thây ngay thui!
     
    Báo quản trị |  
  • #118052   15/07/2011

    Long97
    Long97

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/09/2009
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Bố cháu ở Châu âu hay Mỹ mà hỏi kỳ vậy ? Chủ đề này ở Việt Nam dành cho các sếp giải quyết nhé !
     
    Báo quản trị |  
  • #148299   17/11/2011

    buihuyentb
    buihuyentb
    Top 500
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/10/2011
    Tổng số bài viết (222)
    Số điểm: 3935
    Cảm ơn: 51
    Được cảm ơn 73 lần


    Vấn đề chống tham những đúng là câu chuyện cũ bàn đi bàn lại mà vẫn nóng hổi bởi mức độ ảnhu uwnogr của nó cho xã hội. Nhưng dù có những biện pháp, những văn bản và kế hoạch nào được đề ra và đã thực hiện để ngăn chặn nó thì cũng chỉ như tờ giấy lộn về giá trị sử dụng. Một ngày Việt Nam chưa hạn chế lưu thông tiền giấy, bắt buộc lưu thông tiền tài khoản thì nạ tham những vẫn còn, nạn rửa tiền vẫn hoành hành. Vẫn biết điều này là khó thực hiện và thật không quen khi hàng trăm năm nay đa số dân ta vẫn dùng tiền mặt nhưng nếu không dùng tiền tài khaorn thì biết quản lý tiền và tài sản như thế nào trong bao nhiêu giao dịch của một xã hội? Nhất là với những kẻ quan tham luôn biết ẩn mình trong bóng tối!

    chẳng có gì đáng quý bằng đam mê trong công việc!

    Biệt danh : sâu róm

    Yahoo: buihuyentb

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn buihuyentb vì bài viết hữu ích
    hungthamnhung (19/11/2011)
  • #183973   08/05/2012

    denuinb
    denuinb

    Sơ sinh

    Ninh Bình, Việt Nam
    Tham gia:08/05/2012
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tham nhũng, mối họa của đất nước nhưng vẫn xảy ra. Có lẽ đã ngấm vào tiềm thức của người Việt Nam. Nếu không nhanh chóng có những biện pháp thích đáng để xử lý thì chẳng mấy chốc sẽ mất nước (có lẽ là đang mất dần dần rồi). Tại sao lại như thế? Tôi nghĩ ai cũng có thể trả lời câu hỏi này. Ai làm quan cũng muốn vơ vét cho mình, cho cuộc sống của bản thân mình, của gia đình, rồi đến anh em bạn bè thân quen, làng xóm, quê quán...(Đó là tâm lý của người Việt Nam chúng ta, nếu bản thân mình ở vị trí đó chắc cũng thế thôi).
    Quan trọng là bây giờ làm sao để xử lý? Muốn bắt tham nhũng theo tôi nghĩ không hề khó, thậm chí quá đơn giản với những công cụ, trang thiết bị hiện đại ngày nay, chỉ có điều ta có làm, có dám làm hay không? Hay sợ làm lại ảnh hưởng đến quyền lợi của mình. Làm ra rồi xử lý thế nào, xử lý làm sao để không ảnh hưởng đến lợi ích của mình...đó là điều khó nhất đối với các quan.
    Chỉ cần có chế tài xử lý tham nhũng thật nghiêm khắc, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi, tính mạng của họ thì may ra mới giảm được vấn nạn này. Bạn thử nghĩ xem, nếu giờ phát hiện quan tham nhũng 1 tỷ vnđ trở lên ta tịch thu hết tài sản, cho thôi việc, thậm chí truy tố cho tù chung thân thì ai dám tham nhũng như thế. Còn ở mức nhẹ hơn thì sẽ xử lý ở mức nhẹ hơn, nhưng nhất thiết phải tịch thu tài sản...thế thì các quan, thậm chí người thân trong gia đình họ cũng sợ và luôn luôn nhắc nhở người thân của mình không bao giờ được tham nhũng ấy chứ...
    Các bạn cho ý kiến nha!
     
    Báo quản trị |  
  • #184922   11/05/2012

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Tốt nhất là mình tự khoanh tay lại, vung tay ra có ngày bị cồng! Vì sao tôi không tin chuyện kê khai minh bạch tài sản? Vì thực chất nó hình thức quá!

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #191977   07/06/2012

    hỏi: Làm thế nào để Kiểm soát thu nhập của quan chức
    Đơn giản, bắt mấy ông quan chức phải giải trình nguồn gốc thu nhập ở đâu ra mà xây biệt thự
    Lương Chủ tịch nước hiện tại là cao nhất nước (ngang chủ tịch Đảng cộng sản): 13,00x1.050.000=13.650.000 đồng/tháng, lương cỡ này đủ tôi đi tiếp khách 1 bữa.
     
    Báo quản trị |  
  • #192244   08/06/2012

    nambathoctap
    nambathoctap

    Sơ sinh

    , Vietnam
    Tham gia:21/07/2010
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 264
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    bài viết hay quá! huy vọng ý kiến hay này sẽ nhanh chóng thành thực tiễn-khi nha nước ta đang quyết tam làm!
     
    Báo quản trị |  
  • #192531   09/06/2012

    hasosa
    hasosa
    Top 200
    Male
    Lớp 5

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2010
    Tổng số bài viết (480)
    Số điểm: 6889
    Cảm ơn: 158
    Được cảm ơn 136 lần


    Có thể nhầm chủ đề của topic này nhưng tôi thấy hungthamnhung rất quan tâm đến các sáng kiến phòng chống tham nhũng, nhân tiện đang có vài suy nghĩ về vấn đề này nên viết luôn vậy:
    - Tôi cho rằng hầu hết chúng ta (dân luật) ai cũng hiểu tham nhũng là gì, nhưng chưa chắc đã hiểu hết được tất cả các hành vi tham nhũng, nói chi đến những người dân bình thường. Do đó trước tiên phải làm tốt việc tuyên truyền, phổ biến để mọi người cùng nhận dạng; cách thức phát hiện; cách thức xử lý ... các hành vi tham nhũng; điều này theo tôi là rất cần thiết. Đặc biệt cần liệt kê những hành vi tham nhũng thường có trong xã hội hiện nay (nên liệt kê theo lĩnh vực ngành) để tuyên truyền, phổ biến công khai...
    - Tôi lấy ví dụ hành vi 1 chủ doanh nghiệp nhà nước nhận tiền (hối lộ hoặc cảm ơn...) của những người muốn xin việc vào doanh nghiệp đó thì hành vi này có phải là tham nhũng không? Một lưu ý là chủ doanh nghiệp nhà nước có phải là người có chức vụ (quan chức) theo khái niệm người có chức vụ trong tội phạm tham nhũng không hay họ chỉ là một viên chức nhà nước đại diện phần vốn nhà nước mà thôi...

    Có thể tôi chưa hiểu nhiều về tham nhũng nhưng vẫn xin có ý kiến mạo muội vậy...
     
    Cập nhật bởi hasosa ngày 09/06/2012 09:53:48 SA Cập nhật bởi hasosa ngày 09/06/2012 09:51:48 SA Cập nhật bởi hasosa ngày 09/06/2012 09:50:34 SA Cập nhật bởi hasosa ngày 09/06/2012 09:50:09 SA

    3 điều làm nên giá trị con người: Siêng năng – Chân thành – Thành đạt

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn hasosa vì bài viết hữu ích
    ntdieu (09/06/2012) Nguyen_vina_PL (09/06/2012)
  • #192567   09/06/2012

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Nhân bài viết của , tôi cũng muốn hỏi thêm rằng nếu những hành vi tương tự xảy ra ở 1 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, nghĩa là chẳng có tí xíu Nhà nước gì cả, thì những hành vi đó có được gọi là "tham nhũng" hay không ??

    Lấy một số ví dụ cụ thể

    Người được giao nhiệm vụ tuyển dụng (không phải là chủ doanh nghiệp) nhận tiền của 1 người để nhận người đó vào làm việc.

    Một người khác làm công việc mua hàng đã nhận tiền hoa hồng của đối tác, đổi lại thì anh này đã đặt hàng từ đối tác này.

    v...v...
     
    Báo quản trị |  
  • #195311   21/06/2012

    ndtriet
    ndtriet

    Male
    Sơ sinh

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:18/05/2009
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Mới cơ chế trên giấy mà đã bao kẻ có Bất động sản nhờ cha,mẹ,con bên vợ hoặc bên chồng đứng tên giúp-sau đó vợ chồng mâu thuẫn ly hôn không chứng minh được tài sản đó là của chung vợ chồng-người đứng tên giúp cũng tham (không thừa nhận việc đứng tên hộ và không trả).Đúng là"của thiên thì trả địa"-Dù chính sách trên giấy,nhưng nó đã góp phần hạn chế phân hoá xã hội vì sự phát triển tự nhiên của xã hội thì phần lớn của cải xà hội sẽ tập trung trong tay vài người-vì họ đã sử dụng phương pháp "Tước đoạt của những kẻ chiếm đoạt"-Là phương pháp Siêu kinh tế của Max"

     
    Báo quản trị |  
  • #600759   29/03/2023

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1198)
    Số điểm: 8780
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 96 lần


    Làm thế nào để Kiểm soát thu nhập của quan chức

    Về lý luận, đặt ra quy định cụ thể thì có thể kiểm soát và minh bạch được đối vói thu nhập của cán bộ, công chức. Tuy nhiên, thực tế việc biến tướng tài sản này không có gì khó có thể thông qua người thân, cho tặng mua bán ... và một trong nhiều nguyên nhân của sự việc trên là vấn đề kiểm soát thu nhập còn quá mới, quá khó đối với Việt Nam khi mà điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội chưa chín muồi đồng ý với quan điểm này.
     
     
    Báo quản trị |