Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 113 Bộ luật lao động 2019 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2021) thì:
"Điều 113. Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
..."
=> Như vậy, căn cứ xác định ở đây để được nghỉ 14 ngày phép năm thì người lao động đó phải làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Mà để xác định đó có phải là ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hay không thì còn phải tuỳ thuộc vào đặc điểm về điều kiện lao động của ngành nghề đó nữa. Nếu là "may công nghiệp" thì theo quy định tại Quyết định 1629/LĐTBXH-QĐ năm 1996 là ngành nặng nhọc, độc hại.
Liên quan đến ngành dệt may thì có các văn bản sau quy định: Quyết định 1453/LĐTBXH-QĐ năm 1995, Quyết định 915/LĐTBXH-QĐ năm 1996, Quyết định 1629/LĐTBXH-QĐ năm 1996.
=>> Thuộc vào một trong những ngành nghề được liệt kê trong các văn bản trên (điều kiện lao động loại IV) thì mới được nghỉ phép năm là 14 ngày.