Làm chết một người và bị thương một người thì phải chịu mấy tội danh?

Chủ đề   RSS   
  • #594934 30/11/2022

    Làm chết một người và bị thương một người thì phải chịu mấy tội danh?

    Luật sư cho hỏi: 1 người giết chết 1 người và làm người khác bị thương tích 45% trong cùng 1 vụ án thì phải chịu mấy tội danh

     
    1925 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn khoaluatdnc vì bài viết hữu ích
    nguyenhoaibao12061999 (06/12/2022) ThanhLongLS (02/12/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #595135   01/12/2022

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2178)
    Số điểm: 12435
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1602 lần


    Đầu tiên cần phân biệt tội “Giết người” và “Cố ý gây thương tích”.

    - Điểm giống nhau giữa cả hai tội này đều có những điểm giống nhau là xâm phạm trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của người khác.

    - Điểm khác nhau cơ bản và quan trọng nhất để phân biệt tội "Giết người" và "Cố ý gây thương tích" ở mục đích phạm tội và lỗi của người thực hiện hành vi phạm tội, ngoài ra còn một số yếu tố khác:

    - Mục đích của hành vi phạm tội:

    Tội "Giết người": Người phạm tội thực hiện hành vi nhằm mục đích tước đoạt tính mạng của nạn nhân.

    Tội "Cố ý gây thương tích" hoặc "Cố ý gây thương dẫn đến chết người": Người phạm tội thực hiện hành vi chỉ nhằm mục đích gây tổn hại đến thân thể nạn nhân. Việc nạn nhân chết nằm ngoài ý thức chủ quan của người phạm tội.

    - Xác định mức độ, cường độ tấn công

    Tội "Giết người": Mức độ tấn công nhanh và liên tục với cường độ tấn công mạnh có thể gây chết người.

    Tội "Cố ý gây thương tích": Mức độ tấn công yếu hơn và không liên tục dồn dập với cường độ tấn công nhẹ hơn.

    - Vị trí tác động trên cơ thể:

    Tội "Giết người": Thường là những vị trí trọng yếu trên cơ thế như vùng đầu, ngực, bụng,…

    Tội "Cố ý gây thương tích": Thường là những vị trí không gây nguy hiểm chết người như vùng vai, tay, chân,...

    - Vũ khí, hung khí sử dụng và các tác nhân khác:

    Xác định hung khí, vũ khí sử dụng hoặc các tác nhân khác: Việc xác định vũ khí, hung khí tấn công như súng, dao, gậy… cũng là yếu tố quan trọng nhằm phân biệt hai tội này.

    -  Yếu tố lỗi:

    Tội "Giết người": Người thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý. Trong trường hợp một người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ hành vi của mình là có tính nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra thì được xác định là lỗi cố ý trực tiếp. Trong trường hợp một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra thì được xác định là lỗi cố ý gián tiếp.

    Tội "Cố ý gây thương tích": Người thực hiện hành vi thấy trước hành vi của mình có thể gây thương tích cho người khác nhưng vẫn mong muốn hoặc để mặc cho hậu quả đó xảy ra.

    Nếu "Cố ý gây thương tích" dẫn đến chết người thì người thực hiện hành vi thấy trước hành vi của mình có thể có thể gây ra hậu quả chết người, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra, có thể ngăn ngừa được hoặc họ không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó. Ở đây người phạm tội chỉ có ý thức và mong muốn hoặc để mặc cho hậu quả thương tích chứ không phải hậu quả chết người. Hậu quả chết người xảy ra là vì những thương tích do hành vi của người phạm tội gây ra.

    Như vậy, trong trường hợp phạm tội "Cố ý gây thương tích", người phạm tội chỉ mong muốn hoặc bỏ mặc cho hậu quả gây thương tích xảy ra. Còn trường hợp phạm tội "Giết người" là người phạm tội mong muốn hậu quả xảy ra, hậu quả chết người không xảy ra là ngoài ý muốn của họ (giết người chưa đạt).

    Trường hợp người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có khả năng làm chết người mà vẫn có ý thức bỏ mặc cho hậu quả xảy ra muốn sao cũng được, nếu hậu quả là gây thương tích thì định tội "Cố ý gây thương tích", nếu hậu quả là chết người thì người phạm tội phạm vào tội "Giết người".

    Để có cái nhìn rõ hơn về sự khác nhau giữa hai tội danh này, bạn đưa ra tình huống pháp lý mà trên thực tiễn còn nhiều quan điểm khác nhau khi xác định tội danh: 1 người giết chết 1 người và làm người khác bị thương tích 45% trong cùng 1 vụ án thì phải chịu hai tội danh là Giết người và Cố ý gây thương tích.

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn toanvv vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (02/12/2022) nguyenhoaibao12061999 (06/12/2022) Tuanpham366 (15/12/2022)
  • #595507   15/12/2022

    phannamduong
    phannamduong

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/11/2009
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Làm chết một người và bị thương một người thì phải chịu mấy tội danh?

    Tôi xin hỏi: Một người cầm súng bắn 2 người, 1 người chết, 1 người bị thương vì cùng 1 hoàn cảnh mâu thuẫn thì chịu mấy tội? 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phannamduong vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (15/12/2022)
  • #595508   15/12/2022

    phannamduong
    phannamduong

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/11/2009
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Làm chết một người và bị thương một người thì phải chịu mấy tội danh?

    Luật là câu chữ, ngữ nghĩa. câu hỏi phải dẽ hiểu, không thể hiểu khác được và câu trả lời cũng theo nguyên tắc đó. do vậy, câu trả lời trên chưa rõ trong áp dụng pháp luật mà rõ ở nghiên cứu pháp luật. 

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phannamduong vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (15/12/2022)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.