Từ trước đến nay mình có một băn khoăn mà mới gần đây vô tình chính mình mới tự giải đáp được cho bản thân. Đó là việc hiến tinh trùng tại các cơ sở y tế. Trước giờ mình cứ băn khoăn, đắn đo về việc một người hiến tinh trùng rồi cho những người phụ nữ khác nhau, khi sinh con ra những người con đó lớn lên gặp gỡ và lại sinh con đẻ cái với nhau thì hiện tượng trùng huyết phát sinh thì xử lý như thế nào để tránh trường hợp đó. Mình không biết có ai từng có băn khoăn giống mình không, nên tiện chia sẻ lên đây lỡ bạn nào có băn khoăn cũng được giải đáp một thể.
Từ trước đến giờ mình được biết là một người đàn ông có thể hiến tinh trùng nhiều lần. Chính vì việc đi hiến nhiều lần đó mới gây ra cho mình một thắc mắc là người đó đi hiến nhiều vậy, sau này tinh trùng – trứng đó dành cho các cặp vợ chồng khác, sinh ra những đứa con, xét về mặt bản chất thì đứa con đó sinh ra là con của người đã hiến tinh trùng/trứng. Như vậy, việc hiến nhiều lần sẽ dẫn đến hệ lụy là lỡ như sau này những đứa con sinh ra từ việc hiến tinh trùng đó, gặp gỡ nhau kết hôn, sinh con đẻ cái thì sẽ gặp phải hiện tượng sinh con trùng huyết. Trước giờ mình cứ băn khoăn mãi, cứ nghĩ rằng một người bình thường nhận ra điều đó chẳng lẽ các nhà làm luật không thấy và không đưa ra quy định để điều chỉnh vấn đề này cho hợp lý, chứ để đi hiến nhiều vậy trùng huyết rồi sao :v
Nhưng nay đọc tới Nghị định 10/2015/NĐ-CP, cụ thể là tại Điều 4 có một số quy định để tránh việc sinh con cận huyết, bao gồm:
- Một người chỉ được đăng ký hiến tinh trùng/noãn tại 1 cơ sở khám chữa bệnh được Bộ Y tế công nhận.
- Tinh trùng/noãn được hiến chỉ được sử dụng cho 1 người, nếu không sinh con thành công thì mới dùng cho người kế tiếp. Và nếu sinh con thành công thì tinh trùng/noãn còn lại phải hủy hoặc đem nghiên cứu khoa học.
|
Như vậy, đối với các quy định trên thì chắc chắn đảm bảo được hệ lụy là các đứa con gặp nhau và sinh con cận huyết như mình nêu ra ở đầu bài.