Chào bạn manhanhh2t
Đi vào bản chất thì do giao dịch mua bán nhà thường được thực hiện giữa hai người không quen biết nhau, cho nên thủ tục thế nào để bảo vệ được cả hai bên là vấn đề cốt lõi.
Bên bán muốn nhận được tiền đầy đủ, bên mua muốn nhận được nhà đúng như tình trạng mình đã được "thông tin". Nếu theo như thủ tục hiện tại (phải qua công chứng) thì bên bán sẽ phải thanh toán đến 90-95% giá trị nhà cho bên mua sau khi xong thủ tục công chứng. Nhưng công chứng vẫn còn chứa đựng rủi ro, như các bài đã phân tích, nên vẫn có khả năng bên mua bị thiệt hại nếu bên bán "qua mặt" được công chứng. (Bên mua khi đó có yêu cầu công chứng bồi thường thiệt hại được hay không lại là chuyện khác).
Nếu không qua công chứng, như trước kia khi chưa có công chứng, thì bên mua chỉ thanh toán đủ 100% sau khi ra giấy chứng nhận quyền sở hữu (nếu có tổn thất chỉ là khoản đặt cọc khoảng 2-5% giá trị nhà đất giao dịch, cái khoản này có hay không có công chứng thì bên mua vẫn bị thiệt hại nếu bên bán không ngay tình). Tuy nhiên theo phương án này thì bên bán lại phải gánh chịu rủi ro là lỡ ra giấy rồi mà bên mua lật kèo không thanh toán hết thì biết làm thế nào, lấy được cọc nhưng lại phải làm thủ tục chuyển nhượng nhà ngược lại cho mình à (bên mua khi đó có ký hồ sơ không).
Vì thế việc thiết kế thủ tục thế nào để bảo vệ được cả hai bên là việc nhà nước phải làm để tránh bị "dân kêu".
Kinh nghiệm ở nước ngoài thường thì tổ chức luật sư sẽ đứng ra làm trung gian, thực hiện nhận tiền bên mua (thực ra là quản lý khoản tiền thanh toán của bên mua bị phong tỏa tại ngân hàng) và thay mặt các bên làm thủ tục chuyển nhượng, khi xong thì trao tiền cho bên bán, trao giấy cho bên mua. Các bên chả phải lo nghĩ gì ngoài tiền phí trả cho luật sư . Nhưng ở VN chắc luật sư còn lôm côm nhiều quá (xin lỗi các luật sư chân chính) nên không dám áp dụng phương án này sợ luật sư ẵm cả tiền lẫn giấy chạy mất thì chết.
Thân.
Cập nhật bởi Unjustice ngày 06/05/2013 09:35:06 SA
Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.