Khi nào giết người đang mang thai được xem là tình tiết tăng nặng TNHS?

Chủ đề   RSS   
  • #513817 16/02/2019

    dutiepkhac
    Top 150
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2018
    Tổng số bài viết (543)
    Số điểm: 77128
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 178 lần


    Khi nào giết người đang mang thai được xem là tình tiết tăng nặng TNHS?

    Vụ nữ sinh ở Điện Biên bị sát hại trong những ngày đầu năm Kỷ Hợi đang gây xôn xao dư luận và vừa hé lộ tình tiết mới. Qua giám định pháp y, nạn nhân đang mang thai 04 tuần. Câu hỏi đặt ra là: trong vụ án, việc phạm tội với nạn nhân đang mang thai có phải là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự (TNHS)?

    Nạn nhân trong vụ án (Nguồn Internet)

    Theo điểm i khoản 1 Điều 52 BLHS 2015, hành vi phạm tội đối với "phụ nữ có thai" là tình tiết tăng nặng TNHS. 

    Tuy nhiên, không phải trường hợp nào, hành vi giết phụ nữ có thai cũng là tiết tiết tăng nặng TNHS. Cụ thể, theo điểm c khoản 1 Điều 123 BLHS 2015, hành vi "Giết phụ nữ mà biết là có thai" là tình tiết định khung tăng nặng, không phải tình tiết tăng nặng TNHS. 

    Như vậy, có sự khác biệt giữa hành vi phạm tội với phụ nữ "mà biết là có thai" với các tội phạm khác cũng có nạn nhân là phụ nữ có thai nhưng việc nạn nhân có thai không phải là tình tiết định khung. Cụ thể: 

    - Giết phụ nữ mà biết là có thai là trường hợp người phạm tội biết rõ người mình giết là phụ nữ đang có thai (không kể tháng thứ mấy) mà vẫn thực hiện hành vi phạm tội.

    Theo tiểu mục 2.3 mục 2 Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP, "Phụ nữ có thai" được xác định bằng các chứng cứ chứng minh là người phụ nữ đó đang mang thai, như: bị cáo và mọi người đều nhìn thấy được hoặc bị cáo nghe được, biết được từ các nguồn thông tin khác nhau về người phụ nữ đó đang mang thai.

    Trong trường hợp thực tế khó nhận biết được người phụ nữ đó đang có thai hay không hoặc giữa lời khai của bị cáo và người bị hại về việc này có mâu thuẫn với nhau thì để xác định người phụ nữ đó có thai hay không phải căn cứ vào kết luận của cơ quan chuyên môn y tế hoặc kết luận giám định.

    - Trường hợp người phạm tội không biết nạn nhân đang có thai thì không áp dụng tình tiết định khung tăng nặng này. 

    Như vậy, chỉ áp dụng tình tiết "phạm tội đối với phụ nữ có thai" là tình tiết tăng nặng TNHS đối với những trường hợp phạm tội do lỗi cố ý, không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của bị  cáo có nhận biết được hay không nhận biết được người bị xâm hại là phụ nữ có thai (tiểu mục 2.1 mục 2 Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP).

    Hơn nữa, khoản 2 Điều 52 BLHS 2015 quy định: "Các tình tiết đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng".

    Tóm lại, trong vụ án trên, để xác định hành vi giết người có thai có phải là tình tiết định khung tăng nặng hay tình tiết tăng nặng TNHS thì cần phải chứng minh bị cáo có biết được nạn nhân đang có thai hay không để xử lý theo đúng quy định pháp luật. 

     

    Pháp luật vô hình, tuy không thể thấy nhưng phải biết!

     
    13028 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #513846   17/02/2019

    kj88d
    kj88d

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/01/2019
    Tổng số bài viết (109)
    Số điểm: 854
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 94 lần


    mình thấy chưa hợp lý ở

    Nghị quyết trên hướng dẫn cho những điều luật trong BLHS 1999, như vậy giá trị áp dụng chỉ giới hạn trong nội dung và phạm vi của BLHS 1999, BLHS 2015 thay thế hoàn toàn cho BLHS 1999 vậy là không thể áp dụng Nghị quyết trên cho BLHS 2015 với lý do là "áp dụng tương tự"

     
    Báo quản trị |  
  • #513847   17/02/2019

    dutiepkhac
    dutiepkhac
    Top 150
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2018
    Tổng số bài viết (543)
    Số điểm: 77128
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 178 lần


    kj88d viết:

    mình thấy chưa hợp lý ở

    Nghị quyết trên hướng dẫn cho những điều luật trong BLHS 1999, như vậy giá trị áp dụng chỉ giới hạn trong nội dung và phạm vi của BLHS 1999, BLHS 2015 thay thế hoàn toàn cho BLHS 1999 vậy là không thể áp dụng Nghị quyết trên cho BLHS 2015 với lý do là "áp dụng tương tự"

    Mình sử dụng NQ trên để giải thích rõ tình tiết tăng nặng này chứ không hướng dẫn điều luật nào cả. 

    Hiện tại NQ vẫn còn hiệu lực. 

    Pháp luật vô hình, tuy không thể thấy nhưng phải biết!

     
    Báo quản trị |  
  • #513864   18/02/2019

    kj88d
    kj88d

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/01/2019
    Tổng số bài viết (109)
    Số điểm: 854
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 94 lần


    Do mình hiểu sai cách diễn đạt của bài viết nên không hiểu bạn viện dẫn Nghị quyết để giải thích (mình sẽ không bàn phần hiểu Nghị quyết nhưng với cách hiểu trên vẫn có thiếu sót trong nội dung của gạch đầu dòng đầu tiên, trừ khi bạn muốn mình đề cập tiếp) , giờ mình trích dẫn Luật BHVBQPPL 2015 và Nghị định hướng dẫn nó để chúng minh là Nghị quyết trên đã hết hiệu lực dù thuvienphapluat vẫn để trạng thái còn hiệu lực.

    Trong luật BHVBQPPL 2015 thể hiện Nghị quyết của hội đồng thẩm phán là văn bản quy phạm pháp luật với mục đích là hướng dẫn các tòa án áp dụng thống nhất pháp luật, dẫn chiếu đến Nghị quyết trên thì việc Nghị quyết đã trích dẫn cụ thể là Điều luật trong BLHS như vậy là hướng dẫn + giải thích áp dụng pháp luật trong BLHS có hiệu lực vào thời điểm đó.

    BLHS 2015 với Đ 426 có nội dung là BLHS 1999 và những thay đổi của BLHS 1999 sẽ hết hiệu lực khi BLHS 2015 có hiệu lực, như vậy là chính thức không thể áp dụng BLHS 1999 (BLHS 1999 hết hiệu lực theo Đ154.2 và hết hiệu lực do bị thay thế toàn bộ), đồng thời Đ 154.4 thể hiện khi BLHS 1999 hết hiệu lực thì các văn bản hướng dẫn nó cũng tự động hết hiệu lực theo, ngoài ra trong văn bản 34/2016/NĐ-CP có Đ 38.2.a,b cũng thể hiện trong trường hợp Nghị quyết trên có những nội dung không còn phù hợp với các văn bản hướng dẫn ra sau và với BLHS 2015, nhưng không xác định cụ thể phần nào hết hiệu lực, như vậy là Nghị quyết trên đến thời điểm hiện tại phải hết hiệu lực toàn bộ vì chưa có thông báo xác định nội dung nào còn và nội dung nào đã hết.

     
    Báo quản trị |  
  • #514457   27/02/2019

    Bạn có thể tham khảo Điều 154 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật như sau:

    "Điều 154. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực

    Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây:
    1. Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản;
    2. Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó;
    3. Bị bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
    4. Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành, văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực.:"
    Theo đó thì trường hợp văn bản được hướng dẫn hết hiệu lực cũng không dẫn đến văn bản hướng dẫn sẽ hết hiệu lực. Nghị quyết 01/2006//NQ-HĐTP hiện vẫn còn hiệu lực bạn nhé.
     
     
    Báo quản trị |  
  • #514468   27/02/2019

    kj88d
    kj88d

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/01/2019
    Tổng số bài viết (109)
    Số điểm: 854
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 94 lần


    Chào bạn @camgiangsn,

    Như đã đề cập ở bình luận phía trên, mình đã dẫn NĐ 36/2016 với nội dung xác định hiệu lực của văn bản QPPL hướng dẫn, khi văn bản QPPL được hướng dẫn hết hiệu lực.

    Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP là một văn bản QPPL không phải dạng văn bản áp dụng pháp luật (nếu nó là văn bản ADPL thì chúng ta không xét đến hiệu lực), tuy là trong phần căn cứ của văn bản không thể hiện là căn cứ vào BLHS 1999 nhưng xét đến nội dung thì có thể thấy là các điều của NQ căn cứ trực tiếp đến các Điều luật cụ thể trong BLHS 1999, như vậy là các văn bản này áp dụng cho BLHS 1999, với lập luận này mình khẳng định NQ này là văn bản hướng dẫn cho các nội dung được trích dẫn bên trong BLHS 1999. Nếu đối chiếu với Đ154 bạn dẫn thì trường hợp này ứng với Khoản 4.

    Do hiện tại không có thông báo nào liên quan đến hiệu lực của NQ trên, nhưng căn cứ vào Luật BHVBQPPL hiện hành và các văn bản hướng dẫn của nó, thì mình nhận thấy trách nhiệm xác nhận hiệu lực NQ trên thuộc về HĐTP nhưng lại không hề có, do vậy cứ áp dụng đúng luật thì NQ này đã hết hiệu lực kể từ ngày BLHS 1999 bị thay thế hoàn toàn, ngoài ra trong NQ này có nhiều nội dung không còn hợp với BLHS 2015, như vậy thì việc xác định hiệu lực/hết hiệu lực một phần hay toàn bộ phải do cơ quan có thẩm quyền cụ thể là HĐTP xác định, thì không ai có đủ khả năng xác định NQ này còn hiệu lực.

    Nếu mình hiểu sai mong bạn khai sáng cho mình.

     
    Báo quản trị |