Câu hỏi này có vẻ hơi thừa vì hầu như ai cũng trả lời là cả hai đều cần nhau và mối quan hệ là cộng sinh, nghĩa là đôi bên cùng có lợi. Tuy nhiên, hãy nhìn vào bức tranh mảng hành nghề luật hiện nay, những gì đang diễn ra không thực sự giống như vậy.
Có phải chăng vì hai chữ “cao quý” được xã hội phong tặng mà hầu như tất cả các Luật sư đều không chủ động tìm kiếm khách hàng cho mình (dù muốn hay không muốn) mặc dù về bản chất hành nghề luật là một mảng kinh doanh dịch vụ. Việc truyền thông, quảng cáo rất hạn chế, tất cả chỉ quanh quẩn mỗi cái website của văn phòng mình, công ty mình. Khách hàng, đối tác cũng chỉ do mối quan hệ quen biết, giới thiệu là chính.
Trong khi đó nhu cầu cần Luật sư để giải quyết các vướng mắc pháp lý là rất lớn, nhưng họ không biết nhờ Luật sư nào, công ty Luật nào uy tín và họ sẽ seach google và tất nhiên nó chỉ show ra kết quả của 1 vài hãng luật lớn mà những ông lớn này thì chi phí cao hơn nhiều so với thành phần còn lại và không phải khách hàng nào cũng có khả năng trả phí.
Như vậy vô hình chung có thể thấy rằng bình quân số luật sư trên dân số của nước ta đã là thấp hơn nhiều so với các nước bạn trong khu vực và trên thế giới. Nay lại thêm khả năng đôi bên có thể gặp gỡ để hợp tác là cực kỳ thấp do tính thụ động từ phía Luật sư. Do đó, hiệu quả của việc tuyên truyền, phổ biến, áp dụng pháp luật cũng hạn chế nhiều. Phần nào gây khó khăn lớn cho việc xây dựng nhà nước pháp quyền.
Không biết ý kiến của các Luật sư và thành viên trong diễn đàn này như thế nào, mình rất mong có được những quan điểm chân thật nhất của những Luật sư, những người hành nghề luật.
Cập nhật bởi chinamnhi ngày 10/10/2017 10:49:28 SA
Đi không, há lẽ trở về không?
Cái nợ cầm thư phải trả xong!
Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt
Trót đem thân thế hẹn tang bồng
Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông
Trong cuộc trần ai, ai dễ biết?
Rồi ra mới rõ mặt anh hùng