Hiện trên Cổng dịch vụ Công quốc gia đã cho phép người dân được đăng ký kết hôn online. Theo đó thủ tục và các bước thực hiện như sau:
Sau đó lựa chọn Tỉnh/Thành phố, Quận/Huyện, Phường/Xã nơi thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn ở phía bên phải và ấn Đồng ý. Hiện đã có 49 tỉnh, thành cho phép thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn online gồm:
Bước 2: Đăng nhập hệ thống
Sau khi người dân chọn Nộp trực tuyến, hệ thống sẽ yêu cầu người dùng đăng nhập Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Người dân có thể dùng tài khoản cấp bởi Cổng Dịch vụ công Quốc gia hoặc tài khoản cấp bởi Bưu điện Việt Nam.
Trường hợp chưa có tài khoản, người dân chọn Đăng ký và làm theo hướng dẫn
Bước 3: Khai thông tin đăng ký kết hôn
Sau khi đăng nhập, hệ thống sẽ đưa người dùng về trang kê khai thông tin của từng địa phương.
Người dân điền cần chính xác thông tin người nữ, thông tin người nam, các thông tin liên quan... Các trường thông tin có dấu * màu đỏ bắt buộc phải điền.
Bước 4: Nộp hồ sơ đính kèm
Tại mục Hồ sơ đính kèm, người dân tải lên các tập tin hình ảnh về các loại giấy tờ cần thiết để cơ quan chức năng xác minh và giải quyết hồ sơ. Các loại giấy tờ bao gồm:
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã cấp nếu người yêu cầu đăng ký kết hôn không đăng ký thường trú tại nơi làm thủ tục đăng ký kết hôn.
Trường hợp người yêu cầu đăng ký kết hôn đang công tác, học tập, lao động có thời hạn ở nước ngoài thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài cấp (yêu cầu có bản chụp từ bản chính).
- Giấy tờ chứng minh về nhân thân của cả hai bên nam nữ như: Hộ chiếu, CMND/ CCCD hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng. CMND/CCCD cần được chụp đủ 2 mặt từ bản chính hoặc bản sao có công chứng.
- Giấy tờ chứng minh nơi cư trú của cả hai bên nam nữ: Sổ hộ khẩu hoặc Sổ tạm trú của cả hai bên nam nữ chụp từ bản chính hoặc bản sao có công chứng. Nếu trường hợp sổ hộ khẩu đã bị thu hồi thì cần có giấy xác nhận cư trú.
- Trích lục ghi chú ly hôn đối với trường hợp công dân Việt Nam đăng ký thường trú tại địa bàn xã làm thủ tục đăng ký kết hôn, đã được giải quyết việc ly hôn trước đó tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài. Trích lục ghi chú ly hôn cần được chụp từ bản chính, bản sao có công chứng hoặc từ Sổ gốc.
Bước 5: Kiểm tra lại toàn bộ những thông tin đã kê khai, chọn "Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời khai trên"
Chọn Tiếp tục, nhập mã chính xác rồi nhấn Gửi thông tin để hoàn tất. Cuối cùng, chờ kết quả xác nhận hồ sơ được gửi về địa chỉ email.
Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện sẽ có hướng dẫn để người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định.
Đến thời gian nhận kết quả, người dân mang theo các giấy tờ bản gốc hoặc bản sao có công chức đến cơ quan có thẩm quyền để đối chiếu và nhận kết quả.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện
- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
- Các bên không bị mất năng lực hành vi dân sự;
- Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn, gồm:
+ Kết hôn giả tạo;
+ Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
+ Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn với người đang có chồng, có vợ;
+ Kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
* Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.