>>> Vay tiền mà không có khả năng chi trả có bị xử lý hình sự?
>>> Hướng dẫn cách vay tiền an toàn
Nhu cầu vay tiền và hoạt động cho vay tiền ngày càng trở nên phổ biến. Các vấn đề tranh chấp phát sinh như thanh toán nợ gốc, tiền lãi… diễn ra ngày càng nhiều. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn một số cách thức để đòi tiền đã cho vay khi việc vay và cho vay chỉ bằng lời nói.
Trường hợp bạn không thể tự đòi được số tiền đã cho vay, bởi vì người vay không chịu trả tiền hoặc cứ hẹn mãi mà không trả… thì người cho vay có thể khởi kiện ra tòa để yêu cầu giải quyết.
Tuy nhiên, để đòi được số tiền đã cho vay bạn cần cung cấp cho Tòa án chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp (Khoản 1 Điều 6 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015). Có thể thu thập bằng chứng theo các cách sau:
1. Đề nghị người vay viết giấy nợ
Cho vay không có hợp đồng vay, dẫn đến không có chứng cứ chứng minh được một người vay tiền của người khác mà chưa trả.
Do đó, khi muốn đòi số tiền đã cho vay bằng cách khởi kiện ra Tòa thì người cho vay nên yêu cầu người vay viết giấy nợ, xác nhận số nợ đã vay.
Thông thường cách này không thể áp dụng trong mọi trường hợp, nó chỉ thành công khi người vay có ý định trả nợ, không phủ định việc vay tiền.
2. Ghi âm, ghi hình, lưu lại tin nhắn có nội dung người vay thừa nhận việc còn nợ tiền vay
3. Nhờ người làm chứng
Nếu một người biết được việc cho vay giữa hai bên: khi hợp đồng vay bằng lời nói được xác lập, khi người vay thừa nhận có vay tiền của bạn, khi đưa tiền có mặt của người đó… thì có thể nhờ người đó làm chứng.
Để đảm bảo người làm chứng không thay đổi sau này nên lập bằng văn bản.
Căn cứ vào Điều 95 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì các bằng chứng được thu thập để chứng minh việc cho vay nêu trên có thể trở thành chứng cứ được Tòa thừa nhận. Điều này sẽ có lợi cho người cho vay khi khởi kiện.
Trên đây là các cách có thể giúp bạn đòi được nợ khi cho vay bằng lời nói. Bạn nào có ý kiến hay thì hãy cùng chia sẻ nhé.
Cập nhật bởi shinichi45 ngày 06/07/2019 02:59:29 CH