Tập hợp các câu hỏi – đáp liên quan đến hợp đồng lao động

Chủ đề   RSS   
  • #494402 16/06/2018

    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1718 lần


    Tập hợp các câu hỏi – đáp liên quan đến hợp đồng lao động

    Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động (theo Điều 15 Bộ luật lao động 2012)

    Hợp đồng lao động phải có các nội dung cơ bản sau đây:

    - Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;

    - Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;

    - Công việc và địa điểm làm việc;

    - Thời hạn của hợp đồng lao động;

    - Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

    - Chế độ nâng bậc, nâng lương;

    - Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

    - Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;

    - Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế;

    - Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

    Các vấn đề liên quan đến hợp đồng lao động được quy định tại Bộ luật lao động 2012 và cụ thể hóa tại Nghị định 44/2013/NĐ-CPNghị định 05/2015/NĐ-CP.

    Trên thực tế, có nhiều vấn đề phát sinh liên quan đến hợp đồng lao động như giao kết hợp đồng lao động có thể ủy quyền được không? Hoặc 1 người có thể giao kết hợp đồng lao động ở nhiều nơi được hay không? Hay có thể ký phụ lục hợp đồng lao động để gia hạn thêm thời hạn hợp đồng không?...Các câu hỏi đó sẽ được giải đáp thông qua tập hợp các câu hỏi đáp bên dưới topic này.

     
    23878 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn trang_u vì bài viết hữu ích
    tuananhttr (04/04/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #494346   15/06/2018

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (1981)
    Số điểm: 14204
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 316 lần


    Người sử dụng lao động có được bố trí công việc khác hợp đồng lao động?

    Người sử dụng lao động có được phép thay đổi công việc của người lao động? Ví dụ: tuyển vào làm văn phòng nhưng thỉnh thoảng lại cho đi hỗ trợ sản xuất (công việc như công nhân)?

    Về nguyên tắc, nội dung công việc của NLĐ sẽ được ghi trong HĐLĐ. Và khi đã ghi trong HĐLĐ thì sẽ phải thực hiện theo đúng hợp đồng - chứ công ty không thể tự ý thay đổi.

    Trường hợp công ty muốn thay đổi công việc của NLĐ thì cần được NLĐ đồng ý - sự đồng ý đó có thể thể hiện qua việc ký phụ lục hợp đồng, hoặc là một biên bản giao việc mới của công ty.

    Tuy nhiên, thông thường thì trong HĐLĐ các công ty thường có thêm một câu ở phần nội dung công việc với đại ý như sau: "NLĐ sẽ thực hiện các công việc ... và các công việc khác có liên quan do công ty bố trí".

    Nếu như có câu này thì công ty vẫn có thể điều chuyển NLĐ qua một công việc khác - trong phạm vi hợp lý - là các công việc có liên quan đến công việc chính của NLĐ.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn linhtrang123456 vì bài viết hữu ích
    tuananhttr (04/04/2019)
  • #493157   31/05/2018

    thuylinh2311
    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 142 lần


    Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không cần ký hợp đồng

    Hỏi: Có cần lập hợp đồng lao động giữa người lao động Hàn quốc với công ty A tại Hậu Giang hay không? Những người lao động Hàn Quốc này được thuê bởi người sử dụng lao động là tổng công ty A tại Hàn Quốc, đã ký hợp đồng lao động và được trả lương bởi Tổng công ty A. Công ty A tại Hậu Giang là nhà thầu phụ tham gia thực hiện dự án tại Hậu Giang, trực thuộc tổng công ty A tại Hàn Quốc.

    ---

    Đáp: Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 11/2016/NĐ-CP:

    "Điều 3. Người lao động nước ngoài là người di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp, tình nguyện viên, chuyên gia, nhà quản lý, giám đốc điều hành và lao động kỹ thuật

    1. Người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng.
     
    2. Tình nguyện viên là người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo hình thức tự nguyện và không hưởng lương để thực hiện điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
     
    3. Chuyên gia là người lao động nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau:
    a) Có văn bản xác nhận là chuyên gia của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài;
    b) Có bằng đại học trở lên hoặc tương đương và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam; trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
     
    4. Nhà quản lý, giám đốc điều hành là người lao động nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau:
    a) Nhà quản lý là người quản lý doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 18 Điều 4 Luật Doanh nghiệp hoặc là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu của cơ quan, tổ chức;
    b) Giám đốc điều hành là người đứng đầu và trực tiếp điều hành đơn vị trực thuộc cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
     
    5. Lao động kỹ thuật là người được đào tạo chuyên ngành kỹ thuật hoặc chuyên ngành khác ít nhất 01 năm và làm việc ít nhất 03 năm trong chuyên ngành được đào tạo."
     
    Hiện tại pháp luật chỉ cho phép 4 hình thức trên được phép làm việc tại Việt Nam mà không cần ký hợp đồng lao động.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuylinh2311 vì bài viết hữu ích
    tuananhttr (04/04/2019)
  • #492532   25/05/2018

    mynhobe
    mynhobe

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/08/2017
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 60
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Quy định về thời gian thử việc của người lao động

    Căn cứ pháp lý:

    - Bộ luật lao động 2012;

    - Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động 2012;

    - Nghị định 88/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung 1 số điều của Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

    Theo Bộ luật lao động 2012, điều kiện thử việc được quy định từ Điều 27 đến Điều 29 như sau:

    + Về thời gian thử việc được quy định tại Điều 27:

    Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:
     
    1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
     
    2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.
     
    3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.

    Công việc chỉ được thử 1 lần duy nhất và tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó. Nếu công việc thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động kết quả thử việc quy định tại Điều 7 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động 2012:

    1. Trong thời hạn 03 ngày trước khi kết thúc thời gian thử việc đối với người lao động làm công việc có thời gian thử việc quy định tại Khoản 1 và 2 Điều 27 của Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động kết quả công việc người lao động đã làm thử; trường hợp công việc làm thử đạt yêu cầu thì khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải giao kết ngay hợp đồng lao động với người lao động. 
     
    2. Khi kết thúc thời gian thử việc đối với người lao động làm công việc có thời gian thử việc quy định tại Khoản 3 Điều 27 của Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động kết quả công việc người lao động đã làm thử; trường hợp công việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết ngay hợp đồng lao động với người lao động.

    Sau khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động theo 1 trong 2 loại hợp đồng theo 

    + Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

    + Hợp đồng lao động xác định thời hạn.

    Đối với hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo 1 công việc nhất định thì người lao động làm việc theo hợp đồng lao động mùa vụ thì không phải thử việc theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 Bộ luật lao động 2012.

    Nếu vi phạm về số lần thử việc, thời gian thử việc sẽ bị xử lý tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được sửa đổi, bổ sung thoe Nghị định 88/2015/NĐ-CP:

    1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau đây:
     
    a) Yêu cầu thử việc đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ;
     
    b) Không thông báo kết quả công việc người lao động đã làm thử theo quy định của pháp luật.
     
    2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
     
    a) Yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần đối với một công việc;
     
    b) Thử việc quá thời gian quy định;
     
    c) Trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó;
     
    d) Kết thúc thời gian thử việc, người lao động vẫn tiếp tục làm việc mà người sử dụng lao động không giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
     
    3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
     
    Buộc trả đủ 100% tiền lương của công việc đó cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 1, Điểm a, Điểm b và Điểm c Khoản 2 Điều này.

    Trong trường hợp, 2 bên ký hợp đồng lao động mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì người sử dụng lao động và người lao động tiếp tục ký kết hợp đồng được quy định tại Điều 26 Bộ luật lao động 2012 như sau:

    1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:
     
    a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
     
    Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.
     
    b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn;
     
    Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.
     
    c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
     
    2. Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động xác định thời hạn với thời hạn là 24 tháng.
     
    Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
     
    3. Không được giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên, trừ trường hợp phải tạm thời thay thế người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác.

     

    Cập nhật bởi mynhobe ngày 25/05/2018 01:15:09 SA
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn mynhobe vì bài viết hữu ích
    tuananhttr (04/04/2019)
  • #491870   16/05/2018

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (1981)
    Số điểm: 14204
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 316 lần


    Có được ký phụ lục hợp đồng để gia hạn thời hạn của hợp đồng xác định thời hạn

    Công ty chị đang áp dụng ký hợp đồng 1 năm cho nhân viên. Khi hợp đồng 1 năm đó hết hạn, nhân viên vẫn làm việc tại công ty thì HR làm phụ lục hợp đồng gia hạn thêm 1 năm nữa. Như vậy là đúng luật hay không? HR có cần phải làm hợp đồng mới thời hạn 1 năm cho nhân viên không? Hay làm phụ lục là được?

    Căn cứ Điều 5 Nghị định 05/2015/NĐ-CP

    Điều 5. Sửa đổi thời hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động

    Thời hạn hợp đồng lao động chỉ được sửa đổi một lần bằng phụ lục hợp đồng lao động và không được làm thay đổi loại hợp đồng đã giao kết, trừ trường hợp kéo dài thời hạn hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi và người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách quy định tại Khoản 6 Điều 192 của Bộ luật Lao động. 

     

    Như vậy, căn cứ quy định trên, nếu công ty chị ký hợp đồng xác định thời hạn 12 tháng cho người lao động, khi hợp đồng hết hạn, công ty có thể thỏa thuận với người lao động ký hợp đồng mới hoặc ký phụ lục hợp đồng kéo dài thêm thời hạn hợp đồng hiện tại nhưng không được quá 24 tháng (Vì hợp đồng xác định thời hạn tối đa chỉ có 36 tháng, do đó nếu kéo dài trên 24 tháng + 12 tháng đầu  > 36 tháng => Thay đổi loại hợp đồng)

    Lưu ý thêm là các bên phải thỏa thuận và ký hợp đồng mới trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng hết hạn. Nếu để quá 30 ngày thì hợp đồng sẽ tự động chuyển thành hợp đồng không xác định thời hạn (căn cứ Khoản 2 Điều 22 Bộ luật lao động 2012)

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn linhtrang123456 vì bài viết hữu ích
    tuananhttr (04/04/2019)
  • #460616   11/07/2017

    thanhvan312
    thanhvan312
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (354)
    Số điểm: 3190
    Cảm ơn: 41
    Được cảm ơn 99 lần


    Sửa đổi thời hạn hợp đồng lao động

    Căn cứ theo Điều 35 Bộ luật lao động 2012 có quy định những trường hợp sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động như sau:
     
    - Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 3 ngày làm việc về những nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
     
    - Trong trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.
     
    - Trong trường hợp hai bên không thoả thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết.
     
    Và căn cứ theo Điều 5 Nghị định 05/2015/NĐ-CP có quy định về sửa đổi thời hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động như sau:
     
    - Thời hạn hợp đồng lao động chỉ được sửa đổi một lần bằng phụ lục hợp đồng lao động và không được làm thay đổi loại hợp đồng đã giao kết, trừ trường hợp kéo dài thời hạn hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi và người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách quy định tại Khoản 6 Điều 192 của Bộ luật Lao động.
     
    Như vậy, trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung thời hạn hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 3 ngày làm việc. Ngoài ra, thời hạn hợp đồng lao động chỉ được sửa đổi một lần bằng phụ lục hợp đồng lao động và không được làm thay đổi loại hợp đồng đã giao kết.
     
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhvan312 vì bài viết hữu ích
    tuananhttr (04/04/2019)
  • #483342   25/01/2018

    minhpham1995
    minhpham1995
    Top 50
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2017
    Tổng số bài viết (1397)
    Số điểm: 11672
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 208 lần


    Hợp đồng mùa vụ có được nghỉ phép năm?

    Khoản 1 Điều 111 và Điều 114 Bộ luật Lao động 2012 có quy định:

    "Điều 111. Nghỉ hằng năm

    1. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

    a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

    b) 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật;

    c) 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành"

    "Điều 114. Thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ

    1. Người lao động do thôi việc, bị mất việc làm hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ.

    2. Người lao động có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hằng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc. Trường hợp không nghỉ thì được thanh toán bằng tiền"

    Điều 7 Nghị định 45/2013/NĐ-CP có quy định:

    “Điều 7. Cách tính số ngày nghỉ hằng năm đối với trường hợp làm không đủ năm

    Số ngày nghỉ hằng năm theo Khoản 2 Điều 114 của Bộ luật lao động được tính như sau: lấy số ngày nghỉ hằng năm cộng với số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có), chia cho 12 tháng, nhân với số tháng làm việc thực tế trong năm để tính thành số ngày được nghỉ hằng năm; kết quả phép tính lấy tròn số hàng đơn vị, nếu phần thập phân lớn hơn hoặc bằng 0,5 thì làm tròn lên 01 đơn vị.”

    Như vậy, theo các quy định trên của pháp luật thì người lao động làm theo hợp đồng mùa vụ vẫn được nghỉ phép năm. Còn về thời gian nghỉ phép là bao lâu thì sẽ được tính theo quy định tại Điều 7, Nghị định 45/2013/NĐ-CP.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn minhpham1995 vì bài viết hữu ích
    tuananhttr (04/04/2019)
  • #487258   16/03/2018

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (1981)
    Số điểm: 14204
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 316 lần


    Chấm dứt hợp đồng theo nghị định 68 thì đơn vị giải quyết chế độ gì?

    Trường hợp người lao động đang hưởng lương theo Nghị định 68. Đến thời gian chấm dứt hợp đồng do không đủ sức khỏe nên cơ quan hành chính sự nghiệp không ký tiếp hợp đồng nữa mà chấm dứt hợp đồng. Người lao động này chưa tới tuổi nghỉ hưu, vậy cơ quan giải quyết chế độ cho người lao động này như thế nào?
     

    Căn cứ quy định tại Thông tư 15/2001/TT-BTCCBCP hướng dẫn Nghị định 68/2000/NĐ-CP về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp do Ban Tổ chức,cán bộ Chính phủ ban hành:

    II- KÝ KẾT, THỰC HIỆN, THAY ĐỔI, CHẤM DỨT, THANH LÝ HỢP ĐỒNG VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KHI HỢP ĐỒNG CÁC CÔNG VIỆC NÓI TẠI ĐIỀU 1 CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 68/2000/NĐ-CP:

    ...

    2. Việc ký kết, thực hiện, thay đổi, chấm dứt, thanh lý và giải quyết tranh chấp giữa các bên tuân theo các quy định hiện hành của Pháp luật về hợp đồng kinh tế, hợp đồng lao động, hợp đồng thuê khoán tài sản, hợp đồng mượn tài sản và hợp đồng dịch vụ.”

    Do vậy, căn cứ theo quy định của Bộ luật lao động, người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động sẽ nhận được khoản tiền trợ cấp thôi việc từ đơn vị theo quy định tại Điều 48 Bộ luật lao động 2012 nếu đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên:

     

    “Điều 48. Trợ cấp thôi việc

    1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

    2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

    3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.”

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn linhtrang123456 vì bài viết hữu ích
    tuananhttr (04/04/2019)
  • #550241   28/06/2020

    Xin chào các anh, chị Luật Sư, tôi có một số vấn đề vướng mắc về việc tôi bị công ty tôi thông báo chấm dứt HĐLĐ khi tôi đang điều trị bệnh, vậy tôi nhờ các anh, chị luật sư hỗ trợ giải đáp giúp tôi các vấn đề sau:

    -Tôi đã nghỉ hưu sớm từ tháng 12 năm 2015. Qua tháng 1/2016 tôi được công ty ký HĐLĐ không hời hạn với mức lương là 12.000.000đ/tháng. Đến tháng 1/2018 công ty tăng lương lên 15.000.000đ/tháng cho đến tháng 5/2020.

    -Ngày 26/5/2020 tôi viết đơn xin đề nghi ban LĐ công ty cho nghỉ một tháng để điều trị bệnh và đã được lãnh đạo công ty duyệt đồng ý qua mail cho nghỉ từ ngày 1/6/2020. Ngày 23/6/2020 tôi được nhân viện HCNS của công ty thông báo là có quyết định của LĐ công ty cho thôi việc và yêu cầu tôi viết đơn xin nghỉ việc để khép thủ tục. Với quyết định như trên của ban LĐ công ty thì cóđúng luật không? 

    -Trong trường hợp nếu bắt buộc tôi phải chấm dứt HĐLĐ thì tôi sẽ được công ty giải quyết những thủ tục gì? về chế độ của người lao động.

    Rất mong các anh, chị luật sư hỗ trợ gải đáp giúp tôi.Tôi xin chân thành cảm ơn nhiều.

    ĐT của tôi: 0988782268

    Email: lekhacduyen64@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #550248   28/06/2020

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3495
    Được cảm ơn 5361 lần


    Bác đã nghỉ hưu sớm nhưng vẫn tiếp tục làm việc nghĩa là thuộc về "người lao động cao tuổi". Trường hợp này người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận để chấm dứt, thực tế mà nói thì họ có quyền chấm dứt khi không có nhu cầu nữa.

    Khi chấm dứt thì bác được trả lương những ngày đã làm việc, nếu làm việc trên 12 tháng thì được trợ cấp thôi việc.

     

    Điều 6. Hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi 

    1. Khi người sử dụng lao động có nhu cầu và người lao động cao tuổi có đủ sức khỏe theo kết luận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật thì hai bên có thể thỏa thuận kéo dài thời hạn hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới. 

    2. Khi người sử dụng lao động không có nhu cầu hoặc người lao động cao tuổi không có đủ sức khỏe thì hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    duyenkontum (29/06/2020)